Sản xuất khí tự nhiên, nhiên liệu phản lực thay thế bằng tế bào nấm men
(Dân trí) - Các nhà khoa học báo cáo rằng họ đã thiết kế ra một loại tế bào nấm men mà có thể cung cấp những thay thế bền vững cho các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo.
Các nhà nghiên cứu tại đại học công nghệ Chalmers ở Thụy Điển đã tạo ra các tế bào nấm men để sản xuất nhiên liệu thay thế cho dầu lửa và và nhiên liệu máy bay. Phía bên trái là cấu trúc bình thường của enzym FAS, và bên phải là một phiên bản sửa đổi mà các nhà nghiên cứu thiết kế bằng cách thay đổi để chứa các enzim được tìm thấy trong một số dạng nhiên liệu nhất định.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Công nghệ Chalmers,Thụy Điển đang sử dụng công nghệ tổng hợp axit béo, hoặc FAS, để tạo ra các chất thay thế bền vững cho xăng dầu và nhiên liệu máy bay.
Nhóm đã thành công phát triển một phương pháp mới sử dụng các tết bào nấm men để điều chỉnh FAS enzyme để tạo ra các sản phẩm hóa học thay thế lâu dài.
Zhiwei Zhu, một sinh viên sau tiến sĩ tại ĐH Chalmers, cho biết trong một thông cáo báo chí: “ Enzyme này thường tổng hợp axit béo chuỗi dài nhưng bây giờ chúng tôi đã biến đổi nó thành việc tổng hợp các axit béo chuỗi trung bình và methyl ketones- hóa chất là thành phần của các loại nhiên liệu vận tải đang được sử dụng.” Nói cách khác: “ Hiện nay chúng tôi có thể sản xuất xăng dầu và nhiên liệu thay thế bằng tế bào nấm men và điều này chưa bao giờ được thực hiện trước đây.”
Các nhà khoa học đã thất bại nhiều năm trong việc biến đổi FAS- được đưa ra đầu tiên bởi người đoạt giải Nobel Prize Feodor Lynen.
“Chúng tôi không mong đợi điều này” Zhu nói. Trước tiên, các nhà khoa học nghĩ rằng enzyme không thể bẻ cong này không sẵn sàng để điều khiển. Chúng tôi trước hết đã thử thay đổi tổng hợp axit béo bằng cách thay thế một trong các protein vận chuyển acyl của nó bằng một enzyme ngoài để sửa đổi các đặc tính và ngạc nhiên thay, nó đã hoạt động.Sau đó chúng tôi đã thực hiện phương pháp biến đổi với một tổng hợp axit béo ở nấm khác và thấy phương pháp này rất linh hoạt.”
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Chemical Biology.
Quang Thiên (Theo UPI)