Rô-bốt hai chân hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ hoàn thiện về mặt thiết kế để con rô-bốt này có thể tham gia vào những tình huống nguy hiểm và cứu sống các nhân viên cứu hỏa gặp nguy hiểm.

Rô-bốt hai chân hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ

Các nhà nghiên cứu đã đưa con rô-bốt mới này vượt qua các vòng thử nghiệm để đảm bảo nó sẵn sàng giúp đỡ tìm kiếm và nỗ lực ứng cứu.

Được đặt tên theo một loài đà điểu – Cassie là một rô-bốt hai chân có trọng lượng 29,94kg và có thể đứng cao trên 1 mét.

Rô-bốt này được chế tạo bởi Agility Robotics có trụ sở tại Oregon (Mỹ) và do các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Michigan đặt hàng từ tiền tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia (Mỹ) và Viện Nghiên cứu Toyota.

Theo Jessy Grizzle - giám đốc của Agility Robotics - thì Cassie là một công nghệ đột phá.

Rô-bốt hai chân hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ - 1

Ông Jonathan Hurst – phó giáo sư chuyên ngành rô-bốt học tại trường Đại học Bang Oregon kiêm giám đốc công nghệ của Agility Robotics cho rằng “công nghệ này sẽ bùng nổ khi chúng ta tạo ra các phương tiện giao hàng tự động, và rô-bốt này sẽ hoạt động hiệu quả đến mức các nhà vận chuyển sẽ hết sức thoải mái”. Vì đơn giản là “những con rô-bốt hai chân này có thể đi đến nhiều nơi mà các bánh xe không thể đến được”.

Đây sẽ là chìa khóa để việc giao hàng có thể diễn ra 24h mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm nhờ một đội xe tải điều khiển tự động sẽ được đưa tới lề đường nhà bạn, và một rô-bốt trên xe sẽ mang hàng tới tận cửa.

Mục tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là hoàn thiện Cassie về mặt thiết kế, để con rô-bốt này có thể tham gia vào các tình huống nguy hiểm và cứu các nhân viên cứu hỏa đang gặp nguy hiểm.

Theo ông Damion Shelton, tìm kiếm và cứu hộ là “việc hết sức khó khăn, và là một ví dụ về các vấn đề mà rô-bốt không thể giải quyết được”, đó là một trong những lý do khiến cho vấn đề này xuất hiện nhiều nhất khi các công ty chế tạo rô-bốt nói về các ứng dụng của họ.

Ông Shelton là giám đốc điều hành của Agility Robotics thì cho rằng “kể cả chỉ là dự đoán - thì cũng rất khó để đoán được khi nào một con rô-bốt có thể được dùng với mục đích như vậy”.

Anh Thư (Theo Sky)