1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Rô-bốt cá heo, mực và rùa tiết lộ sự sống bí mật của các sinh vật biển

(Dân trí) - Các rô-bốt động vật đã truyền tải những bí mật chưa từng được khám phá về các sinh vật ở biển sâu trong một loạt phim về thế giới tự nhiên.

Rô-bốt cá heo, mực và rùa tiết lộ sự sống bí mật của các sinh vật biển - 1

Bộ phim tài liệu tên là “Cá heo: Điệp viên trong đàn” cho thấy các rô-bốt đã thành công trong việc đánh lừa khiến cho các sinh vật dưới nước nghĩ rằng những con rô-bốt này là một trong số chúng.

Từ cảnh đầu tiên về cá heo săn cá đèn lồng cho đến những hình ảnh tuyệt đẹp khi cá heo mũi chai (bottle-nose dolphin) phun bong bóng, những con rô-bốt thực tế này mang đến cho người xem những cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống ở biển sâu.

Máy quay Cá heo, Cá ngừ, Rùa và Mực được trang bị ống kính HD để quay lại cuộc sống dưới biển của các sinh vật bằng cách đánh lừa khiến chúng nghĩ rằng các máy quay này là một phần trong đó. Những con rô-bốt này được ngụy trang thành 13 loài khác nhau, trong đó có mực, cá ngừ, rùa và cá nóc.

Tập đầu tiên trong hai tập phim đã dành để quan sát cá voi sát thủ, cá heo mũi chai và cả một con cá voi dài 12m. Loạt phim này được thực hiện bởi nhà làm phim về động vật hoang dã John Downer – người trước đây đã dùng máy quay dấu kín để đưa những bí mật của bầy chim cánh cụt lên màn ảnh vô tuyến.

Máy quay cá heo, cá ngừ, rùa và mực đều được trang bị máy quay HD để theo dõi những con khác. Các rô-bốt dưới nước này đã quay được một đàn cá heo săn những con cá lồng đèn trong lúc đang trốn tránh một con cá đuối khổng lồ.

Rô-bốt cá heo, mực và rùa tiết lộ sự sống bí mật của các sinh vật biển


Các rô-bốt đã được ngụy trang thành 13 loài khác nhau – trong đó có mực, cá ngừ, rùa và cá nóc để mang đến cho người xem những cái nhìn mới về cuộc sống dưới biển sâu.

Các rô-bốt đã được ngụy trang thành 13 loài khác nhau – trong đó có mực, cá ngừ, rùa và cá nóc để mang đến cho người xem những cái nhìn mới về cuộc sống dưới biển sâu.

Máy quay Rùa được dùng để theo dõi một đàn cá heo mũi chai
Máy quay Rùa được dùng để theo dõi một đàn cá heo mũi chai

Ở Mozambique, cảnh quay đã ghi lại được hình ảnh một con cá heo mũi chai đang học hỏi từ mẹ nó – bao gồm cả việc tập phát sóng âm và thổi bong bóng.

Khoảng 900 giờ phim quay thô đã được thực hiện trong hơn 12 tháng ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm Mỹ, Costa Rica, Nam Phi, Argentina và Úc.

Đoạn phim về một con cá nóc được quay ở Mozambique. Nhóm làm phim cũng phải lặn gần 1.500 lần và mất gần 3.000 giờ đồng hồ với các rô-bốt điệp viên trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhà sản xuất phim tài liệu Downer đã rất hăng hái khi tạo ra một loạt các máy quay cải trang thành những sinh vật biển để mang đến cho người xem những đoạn phim hết sức gần gũi về các loài sinh vật mà họ yêu thích.

Khoảng 900 giờ phim quay thô đã được thực hiện trong hơn 12 tháng ở nhiều địa điểm khác nhau
Khoảng 900 giờ phim quay thô đã được thực hiện trong hơn 12 tháng ở nhiều địa điểm khác nhau
Rô-bốt cá ngừ đã quay phim một đàn cá heo cực lớn đang săn cá lồng đèn trong khi trốn tránh một con cá đuối khổng lồ
Rô-bốt cá ngừ đã quay phim một đàn cá heo cực lớn đang săn cá lồng đèn trong khi trốn tránh một con cá đuối khổng lồ

Phát biểu về dự án này, ông Downver cho biết: “không giống với máy quay Chim cánh cụt, lần này các điệp viên của chúng tôi đã bắt kịp với những con cá heo đang bơi cực nhanh và thường là ở sâu dưới đại dương. Những con cá heo cũng rất tò mò về người hàng xóm mới của mình, và cho phép chúng tham gia vào cuộc sống của đàn”.

Dự án gần nhất trước đó của ông Downer – “Gián điệp giữa đám đông” đã đưa người xem thâm nhập vào thế giới chim cách cụt bằng cách triển khai 50 chiếc máy quay ở Bắc cực trong khoảng thời gian gần 1 năm.

Ông Downer đã rất hào hứng khi chế tạo một loạt các máy quay được nguy trang thành các sinh vật biển để mang đến cho người xem những cảnh quay gần gũi về loài cá heo
Ông Downer đã rất hào hứng khi chế tạo một loạt các máy quay được nguy trang thành các sinh vật biển để mang đến cho người xem những cảnh quay gần gũi về loài cá heo

Nhóm làm phim cũng đã phải lặn khoảng 1.500 lần và mất gần 3.000 tiếng đồng hồ ở biển cùng với các gián điệp.

Nhóm làm phim cũng đã phải lặn khoảng 1.500 lần và mất gần 3.000 tiếng đồng hồ ở biển cùng với các gián điệp.

Chúng là các rô-bốt quay phim điều khiển từ xa, với phần mắt là các máy quay tân tiến nhất. Ngoại trừ rô-bốt cá ngừ thì có máy quay được đặt trong miệng. Phần hai của bộ phim này được phát sóng vào ngày 3 và 10/5 trên pbs.org/nature lúc 19h giờ Việt Nam.

Anh Thư (Tổng hợp)