1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Rêu ở sa mạc hút nước từ… lá

(Dân trí) - Từ California đến Trung Quốc, loài rêu (Syntrichia caninervis) đang đương đầu với sự sống trên những sa mạc nóng, tuy nhiên chúng vẫn giữ được nước. Bí mật của chúng là gì? Rêu hấp thụ nước thông qua một hệ thống hút nước hỗn loạn ở trong lá của chúng.

Lá rêu có các điểm nhỏ ở hai đầu giống như sợi tóc được gọi là râu. Bằng chứng trước đây đã nhấn mạnh vai trò tiềm năng của những râu này trong quá trình hấp thu nước và đã được Tadd Truscott và các đồng nghiệp ở Đại học bang Utah gợi lại cấu trúc của nó.


Rêu sa mạc ( Syntrichia caninervis ) hút nước từ lá, trong khi gốc rễ của nó chỉ đơn giản là nhằm bám chặt vào đất.

Rêu sa mạc ( Syntrichia caninervis ) hút nước từ lá, trong khi gốc rễ của nó chỉ đơn giản là nhằm bám chặt vào đất.

Ngày 6/6, nhóm nghiên cứu đã báo cáo trong Nature Plants về hình ảnh của hệ thống các gai xếp thành hàng trên các râu và bẫy những giọt nước nhỏ trong không khí. Khi không khí có hơi nước, sương mù, hoặc hơi ẩm ướt, những giọt sương bị bẫy sẽ di chuyển lên các rãnh trên lá rêu nhờ hoạt động của mao dẫn. Những giọt nhỏ sẽ hình thành thành giọt lớn hơn, chúng được hấp thụ và lưu giữ bởi cây thực vật. Khi trời mưa, các râu rêu giảm hấp thu các giọt nước mưa do cơ chế tương tự.

Nhóm nghiên cứu lập luận rằng, hầu hết các loài thực vật ở sa mạc, đặc biệt là xương rồng, lấy nước từ rễ, tuy nhiên rêu có thể không phải là loài thực vật duy nhất chỉ sử dụng cấu trúc lá để thu giữ nước.

N.M.P - NASATI (Theo Sciencenews)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm