1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Rác nhựa đại dương đang giết chết các rạn san hô

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã cho biết nhựa ở đại dương đang giết chết san hô do làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh của chúng.

Rác nhựa đại dương đang giết chết các rạn san hô - 1

Các nhà nghiên cứu đã tính toán hiện có hơn 11 tỷ các loại nhựa chứa trong các rạn san hô trên toàn cầu, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm bệnh lên đến 89%.

Các loài san hô đang gặp nguy hiểm từ việc axit hóa đại dương và sự nóng lên của đại dương. Chúng gây ra các sự kiện tẩy trắng lớn. Hiện tượng tẩy trắng xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường, khiến san hô phóng ra các phân tử tảo quang hợp li ti, khiến chúng bị mất màu.

Và đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học chỉ ra tác động của nhựa lên san hô. Họ tin rằng rác nhựa thu hút các vi sinh vật có thể mang mầm bệnh.

Để đưa ra kết luận đó, nhóm nghiên cứu từ Đại học James Cook, Đại học Cornell và Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Anh đã khảo sát hơn 120.000 san hô trên 150.000 rạn san hô từ Indonesia, Australia, Myanmar và Thái Lan

Tiến sĩ Joleah Lamb thuộc Trung tâm ARC về Nghiên cứu Rạn san hô tại JCU cho biết: "Chúng tôi không biết cơ chế chính xác, nhưng chất nhựa tạo ra những “tổ lý tưởng” để các vi sinh vật định cư và có thể gây bệnh nếu chúng tiếp xúc với san hô”.

"Ví dụ, các loại nhựa thông thường làm từ polypropylene, như nắp chai và bàn chải đánh răng, đã chứng tỏ là nơi cư trú lý tưởng cho nhiều vi khuẩn có liên quan đến một nhóm các bệnh khiến san hô bị hủy diệt nhanh nhất trên toàn cầu gọi là hội chứng trắng"

Và các nhà nghiên cứu tin rằng vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn. Họ ước tính rằng chất dẻo trên các rạn san hô sẽ tăng 40 % trong 7 năm tới, với 15,7 tỷ đồ nhựa chà sát vào san hô vào năm 2025.


Nhựa đã được phát hiện gây ra bệnh như xói mòn san hô, hội chứng trắng, và bệnh dải đen.

Nhựa đã được phát hiện gây ra bệnh như xói mòn san hô, hội chứng trắng, và bệnh dải đen.

Giáo sư danh dự Bette Willis cho biết "Sự kiện tẩy trắng dự kiến ​​sẽ gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng khi nhiệt độ đại dương tăng lên. Có tới hơn 275 triệu người dựa vào các rạn san hô để làm thực phẩm, bảo vệ bờ biển, khai thác du lịch và ý nghĩa văn hoá. Vì vậy, kiểm soát rủi ro dịch bệnh ở đại dương sẽ là yếu tố quan trọng để cải thiện cả sức khoẻ con người và hệ sinh thái"

Mỗi năm có hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu, và 10% sẽ kết thúc ở biển.

Hiện nay, người ta ước tính rằng tỷ lệ chất dẻo và sinh vật phù du là 1: 2, và nếu không được kiểm soát, đến năm 2050, nhựa sẽ nhiều hơn cá.

Tương tự như đe dọa san hô, rác nhựa cũng làm nguy hại cho các động vật biển khi chúng không thể tiêu hóa nó. Một nghiên cứu gần đây ước tính 9 trong số 10 con chim biển trên thế giới có các miếng nhựa trong ruột.

Các hóa chất từ ​​nhựa cũng có thể thấm vào trong nước, và ngay cả con người ăn hải sản cũng đang nuốt vào 11.000 miếng vi nhựa mỗi năm.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science.

Đào Hiền (Theo Telegraph)