1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Quét não ở trẻ sơ sinh có thể dự đoán chứng tự kỷ

(Dân trí) - Nghiên cứu mới cho thấy việc quét não trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi có thể dự đoán liệu trẻ có bị chứng tự kỷ hay không.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh sau này mắc chứng tự kỷ có lượng dịch não tủy cao hơn - chất lỏng trong suốt làm sạm bộ não trong hộp sọ, có thể nhìn thấy qua hình ảnh quét MRI so với những trẻ không tự kỷ.

Quét não ở trẻ sơ sinh có thể dự đoán chứng tự kỷ - 1

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng mức dịch não tủy xếp lớp rất lớn có liên kết với nguy cơ mắc chứng tự kỷ, họ đã đo khối lượng dịch não tủy để dự đoán sự phát triển của chứng tự kỷ trong số những trẻ sơ sinh có "nguy cơ cao" hoặc những trẻ có anh chị em lớn tuổi hơn cũng mắc chứng tự kỷ. Các phép đo về lượng dịch não tủy ở thời điểm 6 tháng dự đoán cho trẻ sơ sinh có nguy cơ cao chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi 2 tuổi với độ chính xác lên đến 70%.

Tác giả nghiên cứu Mark Shen - Tiến sĩ về tâm thần học tại Đại học North Carolina thuộc Trường Y khoa Chapel Hill cho biết: "Hình ảnh thần kinh dịch não tủy có thể là công cụ giúp các bác sĩ nhi khoa chẩn đoán tự kỷ càng sớm càng tốt. Nó có thể giúp báo hiệu nguy cơ bằng cách sử dụng quét MRI thông thường mà hầu như bệnh viện nào cũng có”.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đã làm rõ một số điều trước khi các bác sĩ sử dụng quét MRI cho mục đích này. Ví dụ, các nhà khoa học chưa xác định rõ ràng liệu sự bất thường ở dịch não tủy chỉ xảy ra ở trẻ em có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hay nói chung là ở trẻ em phát triển chứng tự kỷ. Và họ cũng chưa biết nếu sự bất thường này góp phần vào sự phát triển của bệnh tự kỷ hoặc nếu nó chỉ đơn giản là một dấu hiệu của một yếu tố khác liên quan đến chứng tự kỷ.

Kết quả của những nghiên cứu trước đó của nhóm nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa lượng dịch não tủy và nguy cơ tự kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đó là tương đối nhỏ chỉ quan sát ở 55 trẻ sơ sinh.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã khảo sát quét MRI từ 343 trẻ ở lứa tuổi 6, 12 và 24 tháng. Trong số này, 221 trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao dựa trên tiền sử gia đình của trẻ, trong khi 122 trẻ không có tiền sử gia đình mắc chứng tự kỷ. Vào cuối cuộc nghiên cứu, 47 trẻ sơ sinh trong nhóm có nguy cơ cao đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ vào lúc 2 tuổi. Không có trẻ nào trong nhóm so sánh phát triển chứng tự kỷ.

Trong số những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao, các trường hợp cuối cùng được chẩn đoán mắc phải tình trạng này trung bình khoảng 18% dịch não tủy ở khu vực khoang dưới màng nhện (subarachnoid space), bao quanh não, lúc 6 tháng tuổi so với những trẻ không phát triển chứng tự kỷ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có triệu chứng trầm trọng hơn về chứng tự kỷ khi có lượng dịch não tủy lớn hơn 24% trong khu vực ở khoang dưới màng nhện so với những trẻ không tự kỷ. Các nhà nghiên cứu giả định rằng sự bất thường của dịch não tủy có thể là dấu hiệu cho thấy dịch não tủy không tuần hoàn đúng cách khi cần. Thông thường, dịch não tủy lưu thông giúp lọc các phân tử nguy hiểm tiềm ẩn.

Mark Shen cho biết: "Dịch não tủy giống như hệ thống lọc trong não. Khi dịch não tủy lưu thông qua não, nó sẽ làm sạch các hạt thải ra nếu không sẽ tích tụ. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự gia tăng dịch não tủy trong khu vực ở khoang dưới màng nhện là dấu hiệu ban đầu cho thấy dịch não tủy không có khả năng lọc và thải ra khi cần”.

Nhóm nghiên cứu cho biết cần thêm những nghiên cứu trong tương lai để đánh giá cả hai nguyên nhân cơ bản của việc tăng khối lượng dịch não tủy và các tác động có hại đến sự phát triển của não.

Đ.T.V-NASATI (Theo Livescience)