1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Quan niệm sai lầm về “Phong cách học”

(Dân trí) - Khi tôi còn học ở trường, tôi đã phải dành ra một khoảng thời gian nhất định vào việc xác định “phong cách học tập” của chúng tôi. Giáo viên nói với chúng tôi rằng một số người học tốt hơn bằng hình ảnh, trong khi những người khác ghi nhớ thông tin tốt hơn bằng cách đọc hoặc ghi chép.

Quan niệm sai lầm về “Phong cách học” - 1

Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ nghĩ tôi thuộc loại nào cả.

Trong một khảo sát, 96 phần trăm giáo viên cho thấy là họ tin vào phong cách học tập. Nhưng cuối cùng thì lý thuyết này là vô nghĩa.

Theo các chuyên gia về đề tài này như Harold Pashler và Doug Rohrer, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy các phương pháp học khác nhau ảnh hưởng đến kết quả học tập của một người.

Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu, như nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Những Khác biệt giữa Cá nhân và Học tập, đã nhận thấy rằng các phong cách học tập có lẽ là một “huyền thoại”.

Một bài báo mới được phát hiện bởi BPS Digest và được xuất bản trong tạp chí Giáo dục Khoa học Giải phẫu là những gì các nhà nghiên cứu gọi là “đinh trong quan tài” về mặt lý thuyết.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y thuộc Đại học Indiana đã kêu gọi hàng trăm sinh viên tại trường đại học tham gia nghiên cứu.

Nó liên quan đến việc họ tham gia một trong những cuộc khảo sát trực tuyến phổ biến nhất được gọi là VARK, xác định xem ai sẽ học theo kiểu trực quan, bằng cách lắng nghe, ai sẽ học thông qua đọc và viết và ai sẽ học bằng cách thực hành. Sau đó, họ đã viết lại thông tin của các sinh viên vào các phân loại khác nhau.

Sau đó, các sinh viên đã nghiên cứu cách phù hợp với cách học của họ, và các nhà nghiên cứu sau đó đã khảo sát họ về các phương pháp ấy (để xem liệu họ có đang theo đúng các phương pháp “chiếm ưu thế” của họ hay không.)

Vào cuối năm, các nhà nghiên cứu xem xét liệu nó có bất kỳ tác động nào đến điểm số cuối năm của sinh viên hay không.

Kết quả cho thấy không có sự tương quan thực sự giữa phong cách học tập chủ đạo và kết quả trên lớp. Trong thực tế, 67% sinh viên không học theo cách mà được cho là phù hợp với mình nhất.

Những người đã theo học theo phong cách học tập chiếm ưu thế của họ cũng không đạt được điểm số cao hơn những người khác.

Nhìn chung, bất kể phong cách học tập của họ thế nào, dù là thực hành công việc nghiên cứu với kính hiển vi hay nhìn vào bài giảng thì đều hiệu quả đối với sinh viên.

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ý tưởng: “Tôi không thể học môn X vì tôi là một người học trực quan” nên được dẹp bỏ.

Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng rằng sự hiểu biết thông thường về phong cách học cũng nên bị các nhà giáo dục và sinh viên bỏ qua, nó chẳng có tác dụng gì cả.

Quá đơn giản trong cách tiếp cận của bạn đến việc học có thể cũng gây tổn hại.

Nếu ai đó khước từ các hình thức học khác vì đó không phải là phong cách “chiếm ưu thế” của họ, họ có thể tự làm hại mình bằng cách bỏ qua những điểm yếu của mình thay vì đối mặt với chúng.

Điều này không có nghĩa là ý tưởng về các phong cách học khác nhau phải được loại bỏ hoàn toàn. Một số bằng chứng cho thấy người mới bắt đầu nên học từ các ví dụ, trong khi những người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó rồi có thể tiếp thu tốt hơn nhờ việc giải quyết các vấn đề khó khăn.

Ngoài ra, kết hợp các hoạt động như vẽ cùng với học tập cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện học tập.

Vấn đề là mọi người không tốt trong việc tìm ra phong cách học của mình trong khi lại có cả hàng trăm phong cách khác nhau.

Vì vậy, tin tôi đi, có thể bạn sẽ không bao giờ tìm ra phong cách học lí tưởng của bản thân mình, nhưng cũng chẳng cần lo lắng vì bạn không nhất thiết phải làm việc đó đâu.

Hoàng Hằng

Theo Science Alert