Quạ biết chia sẻ cảm xúc với đồng loại của mình

(Dân trí) - Một con quạ trong cơn giận dữ cũng làm cho những con quạ khác có cảm nhận tương tự.

Theo nghiên cứu mới, khi một con quạ được cho thấy thức ăn mà nó không thích, những con quạ khác gần đó cũng sẽ không quan tâm, ngay cả khi chúng không thể nhìn thấy thức ăn của con quạ đầu tiên. Sở dĩ chúng có phản ứng tương tự không phải với sự kích thích mà liên quan đến cảm xúc của con quạ đầu tiên.

Quạ biết chia sẻ cảm xúc với đồng loại của mình - 1
Những con quạ có khả năng truyền cảm xúc cho nhau.

Hình thức chia sẻ tâm trạng như vậy được gọi là "truyền cảm xúc" và các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó có thể là một công cụ để chia sẻ thông tin, sự đồng cảm và gắn kết nhóm của những con quạ.

Nó không được nghiên cứu nhiều ở động vật vì có thể khó phân biệt với bắt chước hoặc lây nhiễm hành vi. Nhưng nếu bất kỳ động vật nào có thể chứng minh trí thông minh xã hội và cảm xúc, chắc chắn điều đó sẽ rất đặc biệt.

Một nhóm các nhà nghiên cứu liên ngành từ Phòng thí nghiệm Corvid của Đại học Vienna đã thiết kế một thí nghiệm để xác định xem các con quạ có thể “bắt” được tâm trạng của nhau hay không.

8 con quạ đã được sử dụng trong nghiên cứu và mỗi thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng các cặp. Mỗi con chim được thử nghiệm 4 lần, một nửa với điều kiện dương tính và một nửa với âm tính.

Đầu tiên, chúng được cho thử nghiệm để thiết lập đường cơ sở tâm trạng. Những con quạ đã được tiếp cận với 2 hộp, 1 hộp trống và 1 hộp với 1 món phô mai bên trong.

Con quạ tham gia thử nghiệm đã cho thấy 2 hộp, 1 hộp có thức ăn hấp dẫn và hộp còn lại có món cà rốt sống kém ngon. Sau đó, 1 hộp đã bị lấy đi. Nếu để hộp có thức ăn ngon, con quạ thể hiện sự hứng thú, dành nhiều thời gian hơn để nhìn vào thức ăn và di chuyển đầu của chúng.

Nhưng nếu chúng chỉ thấy cà rốt sống, thể hiện cụ thể đó là con quạ đã không bị ấn tượng. Chúng đã không dành nhiều thời gian để nhìn vào thức ăn, thay vào đó chuyển hướng sự chú ý ngay lập tức.

Trong khi đó, con quạ “quan sát viên” đang ở trong một căn phòng liền kề. Chúng không thể thấy những chiếc hộp nhưng có thể thấy phản ứng của con quạ bên kia.

Cả hai con chim sau đó đã được kiểm tra cơ bản một lần nữa. Và nếu con chim đầu tiên đã thể hiện sự thất vọng trong phần trước, thì con chim quan sát sẽ ít quan tâm đến việc tiếp cận hộp thứ ba.

Điều này cho thấy rằng sự lây nhiễm cảm xúc có thể xảy ra độc lập với sự lây nhiễm hành vi và sự lây nhiễm cảm xúc có thể đóng một vai trò quan trọng trong động lực học nhóm ở những con chim này.

Giống như con người, động vật được thúc đẩy bởi trạng thái cảm xúc của chúng, điều này được phản ánh trong hoạt động nhận thức và biểu hiện hành vi của chúng. Mặc dù đây vẫn là một nỗ lực nghiên cứu đầy thách thức, nhưng nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng.

Trang Phạm

Theo Science Alert