1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phương pháp mới để tìm vật liệu ngậm nước trên mặt trăng

(Dân trí) - Trước những nhiệm vụ của tàu Apollo trên Mặt trăng, các nhà khoa học đã suy đoán rằng các chất bay hơi bao gồm cả nước có thể được tích lũy lâu dài ở các vùng tối của các cực. Sau đó tàu Apollo đã mang các mẫu trên mặt trăng trở lại, cho phép tiến hành các phép đó thực tế: Họ không thấy khoáng chất nào chứa nước phổ biến trên Trái đất.

Tuy nhiên, 10 năm qua chỉ có một vài nghiên cứu được đưa ra thảo luận. Cá biệt, những phân tích mới về tàn tích núi lửa trong các mẫu vật đã đưa ra suy luận về sự tồn tại của nước bên trong Mặt trăng. Trong khi một vài nhiệm vụ trên mặt trăng đã được công bố, việc sử dụng phổ nơtron tìm kiếm nước đã cho ra những kết quả khác nhau. Mặc dù phổ hồng ngoại được sử dụng để tìm kiếm, nhưng có những quan điểm trái ngược với các thí nghiệm nơtron và đưa ra những kết quả chứng mimh rõ ràng nước có trên bề mặt của mặt trăng.

Mô hình này cho thấy một kỹ thuật mới đầy triển vọng cho việc phát hiện nước ở trên Mặt trăng
Mô hình này cho thấy một kỹ thuật mới đầy triển vọng cho việc phát hiện nước ở trên Mặt trăng

Các nhà thiên văn học Anthony Case và Justin Kasper đã đề xuất phương pháp mới để tìm kiếm các vật chất có chứa nước trên mặt trăng như nước bằng cách đo đếm độ dài của các proton từ bề mặt của mặt trăng bằng công cụ CRaTer (Kính thiên văn tia vũ trụ để đo ảnh hưởng của bức xạ điện từ) trên Tàu Thám hiểm không gian Mặt trăng, Một loại robot của NASA chế tạo năm 2009.

Khi các bức xạ vũ trụ từ thiên hà trượt trên bề mặt mặt trăng, sẽ đánh bật các proton ra khỏi các chất trên bề mặt mà có thể phát hiện bằng cách sử dụng công cụ CRaTer. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành việc xây dựng một phòng thí nghiệm để kiểm chứng việc sử dụng máy gia tốc năng lượng cao nhằm mô phỏng tác động của các tia bức xạ vũ trụ lên các vật có chứa nước và thấy rằng sự tồn tại của hyđrô – giống như trong nước – thực sự ngăn cản phát xạ của proton. Giả thuyết là nếu nước có mặt gần các cực của mặt trăng, khi quét qua bề mặt của mặt trăng sẽ thấy rõ ràng sự suy giảm số lượng của proton như khi quét qua các cực.

Thực tế, khi quét bằng công cụ CRaTER cho thấy lượng proton thoát ra ở các cực tăng lên. Các nhà khoa học ngay lập tức nhận ra rằng đã có một vài kết quả là nguyên nhân của hiện tượng này. Proton và Nơtron thoát ra từ các chất bên dưới bề mặt khoảng chừng 10cm sẽ va chạm với các nguyên tử khác và phát ra các hạt ở lớp thứ hai. Sự gia tăng proton ở lớp thứ hai thực sự phù hợp với sự tồn tại của hydro. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng có thể có những giải pháp khác và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm ra chúng. Trong khi những kết quả nghiên cứu hiện tại của họ chỉ ra rằng ít nhất là về mặt nguyên tắc, kỹ thuật sử dụng công cụ đo đếm CRaTER để tìm nước là có tính khả thi và khi các vấn đề hiện tại được giải quyết, những kỹ thuật này có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác để thăm dò các vật thể khác trong hệ mặt trời.

Minh Trang (Theo Scitechdaily)