Phi thuyền của NASA đã tránh được một vụ va chạm đáng xấu hổ

(Dân trí) - Thỉnh thoảng mỗi người trong chúng ta đều thiếu sự phối hợp, nhưng nếu lúc đó bạn đang ném một thanh kim loại trong vũ trụ thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn một chút.

Phi thuyền của NASA đã tránh được một vụ va chạm đáng xấu hổ - 1

Thế nhưng, trong tuần này, tàu thăm dò bầu khí quyển sao Hỏa MAVEN của NASA - quay xung quanh hành tinh đỏ được 2 năm – đã phải thực hiện một hành động vào phút chót để tránh khỏi một vụ va chạm thảm khốc với mặt trăng Phobos của sao Hỏa.

Ngày 28/2, tàu vũ trụ MAVEN đã sử dụng một động cơ tên lửa đốt để tăng vận tốc lên gần 1 dặm (1,6km)/giờ. Việc điều chỉnh này để chắn chắn rằng MAVEN sẽ tránh khỏi va chạm với mặt trăng trông như một viên thịt của sao Hỏa này khi bỏ lỡ nhau chỉ trong một thời gian rất ngắn –khoảng 2,5 phút. Nếu NASA không ra lệnh cho hành động này, MAVEN có thể sẽ đâm vào mặt trăng của sao Hỏa vào ngày 6/3.

Phi thuyền của NASA đã tránh được một vụ va chạm đáng xấu hổ - 2

Đây là lần đầu tiên từ trước đến giờ MAVEN phải thực hiện một hành động như vậy để tránh Phobos. May mắn thay, nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA (JPL) ở California đã giám sát tương quan giữa quỹ đạo của con tàu này với 2 mặt trăng của sao Hỏa hết sức tỉ mỉ và chính xác để có thể tránh được một cuộc đụng độ trong vũ trụ.

Nhà nghiên cứu chính của MAVEN – ông Bruce Jakosky – đã phát biểu trong một thông cáo báo chí “thật tuyệt vời khi mỗi ngày nhóm điều hướng và theo dõi của JPL đều luôn quan sát về khả năng va chạm có thể xảy ra, và nhóm điều phụ trách tàu MAVEN đã thực hiện được hành động này một cách hoàn hảo”.

Theo NASA, phi thuyền MAVEN được ra mắt tháng 11/2013 và đang nghiên cứu về thượng tầng khí quyển, tầng điện ly, và các tương tác với gió mặt trời của sao Hỏa. Hy vọng rằng, con tàu vũ trụ nhỏ bé và dũng cảm này có thể tiếp thục công việc của mình mà không vụng về đâm phải một mặt trăng nào khác. Đến cuối ngày hôm nay, mặt trăng Phobos vẫn tiếp tục bay trong quỹ đạo.

Anh Thư (Theo Gizmodo)