Phát hiện xương chim cánh cụt cổ có kích thước bằng con người ở New Zealand
(Dân trí) - Những tàn tích hóa thạch của một chú chim cánh cụt nặng 16 stone (101,6kg) lớn như một con người vừa được khai quật ở bờ biển New Zealand. Nó được đặt tên Kumimanu biceae (K. biceace), loài động vật khổng lồ này cao 5 feet 8 inch (1,72m) và có niên đại từ 60 đến 55 triệu năm trước.
Độ tuổi của mẫu vật làm cho nó trở thành một trong những chú chim cánh cụt khổng lồ đầu tiên và sự phát hiện ra nó đã làm sáng tỏ sự tiến hóa của loài chim biển không biết bay này.
Tiến sĩ Gerald Mayr thuộc Viện Nghiên cứu Senckenberg ở Frankfurt, cho biết: "Ở đây chúng tôi mô tả một loài khổng lồ mới từ cuối kỷ Paleocene của New Zealand, mà chứng minh sự tiến hóa rất sớm của loài có kích thước cơ thể lớn trong các loài chim cánh cụt. "K. biceace lớn hơn tất cả các loài chim cánh cụt hóa thạch khác có phần đáng kể xương được giữ gìn."
Hông và xương từ đai lưng của chim cánh cụt K. biceace.
Chim cánh cụt khổng lồ được ghi chép lại từ 50 đến 20 triệu năm trước - nhưng những con chim cổ hơn thì hiếm và chỉ có hai loài khác được biết đến từ khoảng thời gian này.
Tiến sĩ Mayr chia sẻ: "Một trong những đặc điểm nổi bật về sự tiến hóa của chim cánh cụt là sự xuất hiện các loài rất lớn trong thời kỳ đầu Đại Tân sinh mà có kích thước cơ thể vượt trội hơn chim cánh cụt lớn nhất hiện tại".
Nghiên cứu được công bố trên tờ Nature Communications cho thấy chim cánh cụt khổng lồ phát triển độc lập và sớm. Theo Tiến sĩ Mayr, "Một loài chim cánh cụt có khả năng cạnh tranh với loài lớn nhất từng được biết đến trước đây tồn tại trong kỷ Paleocen (kỷ đầu trong ba kỷ của Đại Tân sinh) cho thấy sự gia tăng ở chim cánh cụt đã nảy sinh ngay sau khi những con chim này trở thành thợ lặn không biết bay".
Một xương đùi 6 inch (15 cm), cùng với các bộ phận của xương cánh, xương vai, xương ngực và xương chân của K. biceae được phát hiện trên bãi biển Hampden ở Otago.
Xương đùi, xương cánh và một số xương khác được tìm thấy.
Ngoài ra còn có là một phần của xương chậu cùng với ba đốt sống và các mảnh xương khác được khai quật từ một hình thành đá 186 dặm về phía tây nam của sông Waipara.
Chim cánh cụt lớn nhất từng được phát hiện được biết đến với tên gọi Palaeeudyptes klekowskii (P. klekowskii), dài 6 feet 6 inch (1,98 m) và sống lâu sau đó, cách đây 37-40 triệu năm ở Nam Cực.
Theo Tiến sĩ Mayr , "Hóa thạch mới là một trong những loài chim cánh cụt khổng lồ cổ nhất được tìm thấy cho đến nay - chứng tỏ nguồn gốc khổng lồ trong các loài chim cánh cụt hóa thạch".
Do đó chúng tôi kết luận, K. biceae là một trong số những con chim cánh cụt hóa thạch lớn nhất được biết đến cho đến nay và có thể chỉ nhỏ hơn kích thước của P. klekowskii từ Eocene ở Nam Cực.
Theo thông tin từ Independent, chim cánh cụt khổng lồ dường như đã trở nên phổ biến sau khi kết thúc thời kỳ khủng long, vì khoảng thời gian này loài bò sát biển ăn thịt cũng đã tuyệt chủng. Điều này có thể cho phép chim cánh cụt chiếm vị trí chỗ trống trong chuỗi thức ăn.
Mặt khác, sự biến mất của loài chim cánh cụt khổng lồ lại trùng khớp với sự gia tăng của loài động vật có vú biển, như cá voi, cá heo, cá heo chuột và hải cẩu, nhưng nguyên nhân chính xác và cơ chế thay thế cạnh tranh này vẫn còn chưa được hiểu rõ.
"Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tiến hóa của chim cánh cụt dường như đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các động vật có xương sống không phải là chim”.
Đào Hiền (Tổng hợp)