Phát hiện vi khuẩn dưới đáy biển Thái Bình Dương có thể là “cứu tinh” của thế giới

(Dân trí) - Một loại vi khuẩn đặc biệt ở đáy biển Thái Bình Dương vừa được các nhà khoa học phát hiện có khả năng hấp thụ CO2 và là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác dưới đáy biển.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Hàn Quốc, Đức và Anh đã phát hiện ra loại vi khuẩn mới trong quá trình nghiên cứu hệ sinh thái ở khu vực dài tới 4 km dưới đáy Thái Bình Dương, nơi mà trước đó nhóm nghiên cứu nghĩ rằng không có sinh vật nào sống nổi.


Các nhà khoa học vừa phát hiện loài vi khuẩn mới có khả năng hấp thụ khí CO2 trên Trái Đất.

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài vi khuẩn mới có khả năng hấp thụ khí CO2 trên Trái Đất.

Nhà khoa học Andrew Sweetman, đến từ Đại học Heriot-Watt (Edinburgh, Anh quốc) và các đồng nghiệp đã thực hiện các thí nghiệm và phát hiện ra một loại vi khuẩn mới có khả năng tiêu thụ một lượng lớn CO2 của Trái Đất.

Kết quả nghiên cứu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng nghiên cứu và mới được công bố trên tạp chí Limnology&Oceanography.

Phát hiện mới này là vô cùng quan trọng bởi những kết quả thu được cho thấy khả năng khoảng 200 triệu tấn CO2 sẽ được xử lý mỗi năm.

Hiện tại, thế giới đang phải đối mặt với lượng khí thải CO2 vượt ngưỡng và tầng ozone bị thủng một lỗ hổng hơn. Loài người vẫn đang phải tìm mọi cách để vá lỗ hổng.

Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng, ở nơi sâu nhất Trái Đất lại tồn tại loại vi khuẩn có khả năng hấp thụ tới 10% lượng CO2 mà đại dương lọc được mỗi năm.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về loại vi khuẩn mới có thể giúp nhân loại đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu vì Trái Đất không ngừng ấm lên.

Minh Long (Theo News Week)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm