1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện vi khuẩn đặc biệt có thể tồn tại được trên Sao Hỏa

Trang Phạm

(Dân trí) - Nghiên cứu mới cho thấy một dạng sống phổ biến trên Trái đất có thể tồn tại trong điều kiện tàn khốc của không gian đủ lâu để di chuyển giữa các thế giới.

Phát hiện vi khuẩn đặc biệt có thể tồn tại được trên Sao Hỏa - 1

Trong khi hầu hết những người đi du hành sẽ chết trong hành trình, một số ít có thể mạnh dạn đi đến nơi mà trước đó chưa có vi sinh vật nào xuất hiện, xâm chiếm thế giới hoàn toàn mới.

Giả thuyết cho rằng vi sinh vật có thể đã di chuyển giữa các hành tinh là một trong những ý tưởng được tranh luận nhiều nhất về nguồn gốc của sự sống. Được gọi là "panspermia", khái niệm đề xuất sự sống xuất hiện ở một địa điểm trước khi được vận chuyển đến các hành tinh khác để sinh sôi nảy nở lần nữa.

Panspermia sẽ giải thích sự sống bắt đầu trên Trái đất như thế nào ngay sau khi hành tinh nguội đi đến mức có thể sinh sống được. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ về khả năng bất cứ thứ gì có thể sống sót trong cuộc hành trình giữa các thế giới mà không có tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, giáo sư Akihiko Yamagishi thuộc Đại học Dược và Khoa học Đời sống Tokyo cho rằng thực tế cơ hội cao hơn nhiều nhà khoa học đã thừa nhận.

Nếu xem xét bất kỳ sự sống nào trên Trái đất có thể thực hiện một chuyến đi như vậy, có lẽ đó là vi khuẩn Deinococcus, được biết đến có thể khả năng chống bức xạ cao nhất hành tinh của chúng ta.

Giáo sư Yamagishi và các đồng nghiệp đã có báo cáo trên tạp chí Frontiers of Microbiology về điều gì đã xảy ra khi các phi hành gia đưa Deinococcus khô ở bên ngoài Trạm vũ trụ quốc tế và để chúng ở đó từ 1 đến 3 năm.

Vi khuẩn trực tiếp tiếp xúc với phóng xạ đã chết, nhưng khi mẫu dày hơn nửa milimet (0.02 inch), những con nằm gần trạm ISS vẫn sống sót do được bảo vệ bởi cơ thể của các thành viên khác cùng loài. Ngay cả những vi khuẩn được bảo vệ tốt nhất cũng bị tổn thương DNA, nhưng vấn đề là những tổn thương này không nghiêm trọng đến mức chúng không thể hồi sinh khi tiếp xúc với nước và chất dinh dưỡng.

“Các kết quả cho thấy Deinococcus có thể tồn tại trong quá trình di chuyển từ Trái đất đến Sao Hỏa và ngược lại, khoảng vài tháng hoặc vài năm trong quỹ đạo ngắn nhất. Các tác giả tính toán một quả cầu đường kính 1mm của Deinococcus sẽ bảo quản vi khuẩn ở trung tâm trong tám năm trong không gian”, Yamagishi cho biết.

Tuy nhiên, khám phá này tạo thêm áp lực cho các sứ mệnh không gian tới Sao Hỏa để khử trùng triệt để mọi thứ vì các nhà khoa học lo ngại hành tinh này sẽ bị ô nhiễm khi con người có thể đặt chân đến.

Mặc dù, nghiên cứu mới vẫn chưa chứng minh sự sống của vi sinh vật có thể tự di chuyển giữa các thế giới mà không cần sự hỗ trợ. Tuy nhiên, ý tưởng về một chuyến đi dài của một đàn vi khuẩn không quá xa vời như người ta tin trước đây.