1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện tượng thần bằng kim loại 2.000 năm tuổi của người Celt

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ đang khai quật một bãi đỗ xe ở Cambridgeshire đã phát hiện một bức tượng thần nhỏ bằng kim loại 2.000 năm tuổi hiếm có của người Celt.

Phát hiện tượng thần bằng kim loại 2.000 năm tuổi của người Celt - Ảnh 1.

Bức tượng kim loại này chỉ cao 5cm, và được cho là có niên đại từ thế kỉ thứ hai SCN.

Các chuyên gia tin rằng nó tượng trưng cho Cernunnos – vị thần của thiên nhiên, sự sống và "thế giới ngầm" của người Celt.

Dù những bức tượng của Cernunnos trước đây đã được phát hiện, chúng đều được khắc trên đá. Đây là lần đầu tiên họ phát hiện một phiên bản kim loại ở Vương quốc Anh.

Phát hiện tượng thần bằng kim loại 2.000 năm tuổi của người Celt - Ảnh 2.

Đây là lần đầu tiên phát hiện ra một phiên bản tượng cổ kim loại ở Vương quốc Anh - Ảnh từ National Trust Images, James Fairbairn, Tổ chức Khảo cổ học Ofxord Phía Đông

Phát biểu với tờ The Telegraph, Stephen Macaulay, Phó Quản lý Khu vực tại Tổ chức Khảo cổ học Oxford Phía Đông, cho biết: "Khuôn mặt của bức tượng đã bị mòn hết, nhưng chúng tôi đã thấy những hình tượng tương tự của Cernunnos, nên nó giống như tìm ra một phiên bản bị mòn của Chúa Jesus trên hình thập giá, đó là hình dáng bạn mong đợi được thấy.

Đó là một vị Thần quan trọng của người Celt, nhưng điều này cho thấy người La Mã đã chấp nhận các tôn giao khác ở mức nào, họ thường chỉ kết hợp các vị Thần vào với thần của họ. Người La Mã thật sự điều hành đế chế của mình như người Anh, họ sẽ chinh phục và rồi sắp đặt lại chức vị cho những người đã nắm quyền. Câu chuyện về Wimpole rất thú vị vì nó cho chúng ta một ấn tượng sơ khai về người dân bản địa sống canh lính lê dương khi họ di chuyển ngược và xuôi đất nước dọc Phố Ermine".

Bên cạnh bức tượng nhỏ, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một loạt các báu vật khác, gồm tiền xu, trang bị quân phục La mã, một chiếc đầu rìu, và trang sức.

Các vật dụng này sẽ được rửa sạch và phân tích, trước khi được trưng bày ở Wimpole.

Lộc Ninh (Theo Mirror)