Phát hiện những sinh vật kì lạ ở độ sâu 1000m dưới lớp băng ở Nam Cực

(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa tìm thấy những loài sinh vật mới vô cùng kì lạ ở Nam Cực.

Đầu tiên chính là loài cá có cơ thể to lớn, đuôi ngắn, được phủ bằng vảy nhỏ, gai. Loài cá này có thể phát triển chiều dài lên tới 30cm và vây lưng nó đã tiến hoá trở thành một loài săn mồi tốt hơn.

Phát hiện những sinh vật kì lạ ở độ sâu 1000m dưới lớp băng ở Nam Cực - 1
Loài cá kì lạ dưới lớp băng dày ở Nam Cực.

Tuy nhiên, đó không phải là sinh vật kỳ quái đầu tiên mà nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra.

Họ cũng có những thước phim đáng kinh ngạc khi bước vào khu vực sâu khoảng 800m dưới bề mặt.

Có một sinh vật kỳ lạ có hình dạng giống một ống dài 2m. Đó được xác định là loài giun khổng lồ có chiều dài thân khoảng 18m với đường kính thân mình lớn hơn cả cá mập.

Hay một con cá kiếm có đôi mắt to như quả bóng tennis để giúp nó nhìn thấy trong hoàng hôn.

Các nhà nghiên cứu khu vực Nam Cực cho biết đã thực sự đã bị choáng váng khi họ phát hiện ra những sinh vật đột biến kỳ quái dưới đáy biển hơn 1000m.

Phát hiện những sinh vật kì lạ ở độ sâu 1000m dưới lớp băng ở Nam Cực - 2
Một loài cá kì lạ khác.

Nam Cực là lục địa ở cực nam Trái Đất, với 98% diện tích được bao phủ trong băng có độ dày trung bình 2km.

Các sa mạc đóng băng, đôi khi đạt đến -90 độ C, đã được các nhà khoa học quan tâm trong những năm qua. Tuy nhiên, trong số hàng ngàn người sống ở đó, rất ít người từng mạo hiểm thám hiểm dưới lớp bang siêu dày.

Các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng một tàu ngầm đặc biệt để đi xuống một khu vực sâu đến 1000m dưới bề mặt của băng.

Khôi Nguyên (Theo Express)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm