Phát hiện một loài giáp long mới ở Utah

(Dân trí) - Hộp sọ hóa thạch sắc nhọn của một loài khủng long mới được phát hiện có lẽ là một “bản đồ” chỉ đường hành trình tới Bắc Mỹ của tổ tiên loài này.

Phát hiện một loài giáp long mới ở Utah - 1

Nguồn gốc tiến hóa của một loài khủng long mới được phát hiện đã thể hiện nổi bật trên mặt loài này.

Những cục xương nổi trên đầu và mũi của Akainacephalus johnsoni, một loài giáp long tên là ankylosaurid, giống phần đầu những con khủng long ankylosaurid châu Á. Theo Jelle Wiersma, một nhà cổ sinh vật học đến từ Đại học James Cook ở Townsville, Austrila, điều này thật bất ngờ. Anh và Randall Irmis, nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah ở Thành phố Salt Lake, đã trông chờ bộ xương 76 triệu năm tuổi, được khai quật năm 2008 ở Đài tưởng niệm Quốc gia Grand Staircase-Escalante ở Utah, có hộp sọ nhẵn hơn, đặc trưng của khủng long ankylosaurid Bắc Mỹ.

Những con giáp long lần đầu tiên xuất hiện ở châu Á khoảng 125 năm trước và đã tới phía tây Bắc Mỹ khoảng 77 triệu năm trước. Một con khủng long ankylosaurid Bắc Mỹ khác, thuộc một loài khác được tìm thấy ở New Mexico trẻ hơn loài khủng long mới được tìm thấy ba triệu năm tuổi, cũng có phần đầu gồ ghề có thể so sánh với A. johnsoni.

Theo bác cáo của các nhà nghiên cứu ngày 19.7 trên PeerJ, phát hiện mới này đã bổ sung bằng chứng rằng ít nhất hai loài khủng long ankylosaurid đã di cư từ châu Á tới Bắc Mỹ trong kỉ Creta muộn, có lẽ là qua một cây cầu nối giữa hai lục địa.


Hộp sọ xù xì của khủng long ankylosaurid - Ảnh từ Phase 2 Productions.

Hộp sọ xù xì của khủng long ankylosaurid - Ảnh từ Phase 2 Productions.

Cùng với hộp sọ hoàn chỉnh, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện một chiếc đuôi chùy nguyên vẹn, cũng như nhiều đốt sống, xương các chi và xương dẹt. Các nhà nghiên cứu cho biết, A. johnsoni là hóa thạch khủng long ankylosaurid hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở tây nam Hoa Kỳ.

Lộc Xuân (Theo Science News)