1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện loài mới ở rãnh sâu nhất thế giới

(Dân trí) - Eurythenes plasticus, một loài lưỡng cư mới được xác định được tìm thấy ở một trong những nơi sâu nhất trên Trái đất.

Phát hiện loài mới ở rãnh sâu nhất thế giới - 1
Hình ảnh của Eurythenes plasticus.

Vấn đề được các nhà khoa học quan tâm bên cạnh việc lần đầu phát hiện ra nó là trong ruột của sinh vật này có… rác thải nhựa. Mặc dù nó có kích thước chỉ bằng đồng xu và sống ở vùng biển xa xôi nhưng ô nhiễm nhựa toàn cầu đã không miễn trừ.

Johanna Weston, một nghiên cứu sinh tiến sĩ và là tác giả nghiên cứu cho biết, việc tìm kiếm một loài mới là không dễ dàng và đặc biệt lại có sự xuất hiện của rác thải nhựa ở độ sâu nhất thế giới thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

“Chúng tôi đã tìm thấy 1 microfiber (microfiber hay còn có tên gọi khác là sợi microtex là một loại sợi có cấu trúc rất nhỏ) trong mẫu vật ở độ sâu 6.900 mét. 1 microfiber đó tương tự 60% với PET. PET là viết tắt của polyetylen terephthalate, một chất có trong nhiều loại sản phẩm thường được sử dụng, từ chai nước đến quần áo tập luyện, không bị phân hủy tự nhiên trong môi trường. Khi nó bị phá vỡ, PET ngày càng nhỏ hơn, cuối cùng phân hủy thành siêu nhỏ xuất hiện trong một tỷ lệ ngày càng lớn các động vật biển trên khắp thế giới. Một khi các chất liệu siêu nhỏ như vậy đến biển sâu, chúng tích lũy theo thời gian ngày càng nhiều lên.

Loài mới được phát hiện như Eurythenes plasticus cho chúng ta thấy hậu quả của việc xử lý rác thải nhựa thực sự không đúng cách đến mức nào.

Heike Vesper, Giám đốc Chương trình Hàng hải tại WWF Đức, cho biết có những loài sống ở những nơi sâu nhất, xa nhất trên Trái đất đã ăn phải nhựa trước khi chúng được biết đến bởi loài người.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Newcastle đã tìm thấy E. plasticus trong một lần lặn thám hiểm ở rãnh Mariana khu vực Thái Bình Dương giữa Nhật Bản và Philippines bằng cách sử dụng bẫy vào năm 2014. Các phân tích DNA cho thấy mẫu vật này là hoàn toàn mới đối với khoa học.

Các loài lưỡng cư biển sâu thường là loài ăn phàm ăn, không kén ăn, vì vậy có thể chúng dễ bị ăn vi chất hơn. Do sự khan hiếm thực phẩm có sẵn ở biển sâu. Động vật đã áp dụng khả năng ăn bất cứ thứ gì có thể đi đến độ sâu như vậy.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science