1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện loại bọt biển có thể chữa ung thư tụy

Ngày 26/7, các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Ngư nghiệp NOAA Alaska công bố một loại bọt biển xanh tìm thấy trên vùng biển Alaska có thể là vũ khí đầu tiên hỗ trợ con người trong cuộc chiến với ung thư tuyến tụy.


Loại bọt biển có khả năng chữa ung thư tuyến tụy. Ảnh: NOAA Fisheries.

Loại bọt biển có khả năng chữa ung thư tuyến tụy. Ảnh: NOAA Fisheries.

Bọt biển này được phát hiện từ năm 2005, sống thành từng đám trên đá ở độ sâu 70m đến 219m dưới mặt biển. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy một số phân tử trong loại bọt biển này có thể tiêu diệt một cách có chọn lọc các tế bào ung thư tuyến tụy.

Đây cũng là phân tử chống ung thư tuyến tụy hoạt động mạnh nhất mà các nhà khoa học từng tìm thấy. Các nhà khoa học cũng cho biết, trong số hơn 5.000 mẫu bọt biển được lấy từ đáy đại dương trong 20 năm qua mới chỉ có một mẫu khác được phát hiện từ nhiều năm trước tại vùng biển Indonesia có hoạt tính tương tự như loại bọt biển này.

Dù còn nhiều bước kiểm nghiệm nhưng đây được coi là bước đầu tiên đặt nền móng cho một hướng điều trị mới. Ung thư tuyến tụy là một dạng ung thư khó chữa. Bệnh tiến triển rất từ từ và khi đã có triệu chứng thì thường là lúc bệnh đã vào giai đoạn muộn, khó có thể điều trị thành công. Cơ hội sống sót đối với các bệnh nhân trong vòng 5 năm sau khi phát hiện bệnh chỉ là 14%.

Theo TTXVN/Tin Tức