1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Các cuộc khai quật khảo cổ tiết lộ một nghĩa trang có niên đại từ thời kỳ Tân Vương Quốc thuộc chế độ quân chủ Pharaon Ai Cập cổ đại chứa đựng nhiều đồ vật quý giá.

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập - 1

Xác ướp trong quan tài được phát hiện tại nghĩa trang Ai Cập (Ảnh: Ministry of Tourism and Antiquities).

Tại Al-Ghuraifa, cách thủ đô Cairo 270km về phía nam, một nghĩa trang Ai Cập có niên đại hơn 3.000 năm đã được các nhà khảo cổ học khai quật. Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập công bố, họ phát hiện nhiều đồ vật quý giá. Đáng chú ý, nó chứa đựng chiếc quan tài đầy màu sắc từ con gái một linh mục cao cấp.

Nghĩa trang không dấu vết

Các nhà khảo cổ học Ấn Độ luôn nỗ lực tập trung vào các địa điểm chôn cất cũ hơn, từ thời đại hoàng kim Vương quốc Cổ (2700-2200 trước Công nguyên), Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất (2200 -2160 trước Công nguyên) và Trung Vương quốc (2065-1735 trước Công nguyên).

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập - 2

Những cổ vật được khai quật trong nghĩa trang tại Al-Ghuraifa (Ảnh: Ministry of Tourism and Antiquities).

Nghĩa trang được phát hiện tại Al-Ghuraifa có niên đại từ thời Tân Vương quốc (1580-1077 trước Công nguyên). Vị trí của nó vẫn là một bí ẩn cho đến những cuộc khai quật gần đây. 

Nhà khảo cổ học Ai Cập, Maysara Abdullah giải thích: "Theo các văn bản cổ, khu vực này bao gồm nghĩa trang của thần Djehuti".

Cuộc khai quật tại nghĩa địa Tuna El-Gebel trước đó, cách Al- Ghuraifa 5km về phía nam, tiết lộ một nghĩa trang chứa nhiều loài động vật linh thiêng và các chính khách cấp cao của vương quốc Ptolemaic. 

Nghĩa trang Al- Ghuraifa được các nhà khoa học xác định, đây là nơi có nhiều ngôi mộ bằng đá.

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập - 3

Các nhà khoa học chia sẻ những ký tự tượng hình trên chiếc quan tài được khai quật (Ảnh: Ministry of Tourism and Antiquities).

Theo nhóm nghiên cứu, nó được dùng làm nơi chôn cất nhà lãnh đạo khu vực, quan chức cấp cao và linh mục của Nhà nước thời đó. Điều này được chứng minh bằng những di vật được khai quật, chẳng hạn như bùa hộ mệnh và đồ trang trí tinh xảo.

Người Ai Cập cổ đại thờ thần Djehuti

Những chiếc quan tài bằng gỗ trong nghĩa trang cũng được xác định, nó chứa xác ướp có niên đại 3.000 năm. Một trong những khám phá đáng chú ý nhất về nghĩa trang này là một trong những chiếc hộp được tô màu và khắc chữ "Tadi Essah", con gái của một thầy tế lễ hoặc linh mục thượng phẩm.

Trong đời sống tôn giáo của người Ai Cập cổ đại, mỗi ngôi đền đều có những người hầu chuyên biệt riêng, dành riêng cho một vị thần. 

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập - 4

Những cổ vật được khai quật trong nghĩa trang tại Al-Ghuraifa (Ảnh: Ministry of Tourism and Antiquities).

Do đó, thầy tế được đề cập ở đây dường như là một chuyên gia về "Djehuti" nổi tiếng, nhiều người biết đến hơn dưới cái tên "Thoth" trong tiếng Hy Lạp, vị thần có đầu của một con cò quăm hoặc khỉ đầu chó mà người Ai Cập được cho là đã phát minh ra chữ viết. 

Một ngôi mộ khác dường như thuộc về một người phụ nữ tên là "Nani", được mệnh danh là "ca sĩ của thần Djehuti". Bên cạnh chiếc quan tài của hậu duệ vị linh mục cao cấp, nhóm khảo cổ còn tìm thấy hai chiếc hộp chứa bình canopic, dùng để bảo quản cơ quan nội tạng như phổi, gan, ruột, dạ dày được lấy ra khỏi cơ thể trong quá trình ướp xác. 

Ngoài ra còn có một bộ sưu tập hoàn chỉnh ouhabtis, "bức tượng tang lễ" được đặt trong các ngôi mộ.

Một địa điểm bị lãng quên, nạn cướp bóc

Theo các nhà khảo cổ học, nghĩa trang thời Tân Vương Quốc này, được xác định ở nome thứ mười lăm, tên khu hành chính thời cổ đại này. Họ còn phát hiện một cuộn giấy cói dài 12-15m, hoàn chỉnh và bảo quản tốt, nội dung xuất hiện một trong những đoạn trích từ "Sách của người chết".

Phát hiện kho báu quý giá hơn 3.000 năm tuổi trong nghĩa trang ở Ai Cập - 5

Những cổ vật được khai quật trong nghĩa trang tại Al-Ghuraifa (Ảnh: Ministry of Tourism and Antiquities).

Chúng đặt trong những ngôi mộ để giúp đỡ người đã khuất trong cuộc hành trình sang thế giới bên kia.

"Các đồng nghiệp của chúng tôi cho biết các cuộc khai quật khảo cổ ở Al-Ghuraifa bắt đầu vào năm 1925, nhưng khu vực này là hiện trường của một số vụ cướp bóc, khiến Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập phải tiến hành các cuộc khai quật cứu hộ ưu tiên vào đầu những năm 2000", tiến sĩ Maysara Abdullah cho biết. 

Đây là một địa điểm cổ đại lớn không xuất hiện trên các bản đồ cổ. Chưa có cuộc khai quật quy mô lớn nào được tiến hành ở đây. Chính vì thế, nghĩa trang Al-Ghuraifa là một khu vực nguyên sơ, cách xa khu đô thị hóa và các nhà khoa học bất ngờ có thể tìm thấy những cổ vật quý giá ở đó.