1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện hóa thạch loài cá mập cổ đại có ngoại hình kỳ dị

Trang Phạm

(Dân trí) - Loài cá mập cổ đại được cho là đã tồn tại khoảng 30 triệu năm trước cá đuối và có thể đã bị xóa sổ trong sự kiện tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm.

Phát hiện hóa thạch loài cá mập cổ đại có ngoại hình kỳ dị - 1

Theo một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Science, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch một loài cá mập trông rất kỳ dị với những chiếc vây thuôn dài giống như vây cá đuối, đã tồn tại trên Trái đất hàng triệu năm trước.

Dấu tích hóa thạch của loài cá mập được phát hiện tại một mỏ đá ở Mexico và được đặt tên là Aquilolamna milarcae. Sinh vật này có chiều dài cơ thể khoảng 1,6 mét trong khi sải vây của nó lên tới gần 2 mét.

Romain Vullo tại Đại học Rennes, một trong những tác giả của nghiên cứu mới cho biết: "Vì loài cá mập này có lẽ ăn sinh vật phù du nên nó không cần phải đi nhanh. Giống như cá đuối hiện đại, bơi tương đối chậm là đủ để ăn sinh vật phù du".

Các nhà khoa học tin rằng loài cá mập Aquilolamna milarcae đã tồn tại cách đây khoảng 93 triệu năm trong kỷ Phấn trắng muộn, khoảng 30 triệu năm trước khi có bọ ngựa và cá đuối" và loài này đã bị xóa sổ trong một sự kiện tuyệt chủng xảy ra cách đây 66 triệu năm.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu mô tả sinh vật này thực sự rất kì lạ. Romain Vullo cho hay: "Về quá trình tiến hóa, nó cho chúng ta biết rằng cá mập đã chiếm một số hốc sinh thái mà ngày nay bị hạn chế đối với các nhóm khác đơn cử như cá đuối".