1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện hóa thạch loài bò sát biển mới ở Nga

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài bò sát biển lớn ăn thịt ở Nga - có niên đại từ 130 triệu năm – loài này đã sống sót qua sự kiện tuyệt chủng kỷ Jura.


Đây là một ảnh nghệ thuật mô phỏng lại hình ảnh sống của hóa thạch Luskhan itilensis. Ảnh chụp: Bản quyền Andrey Atuchin, 2017

Đây là một ảnh nghệ thuật mô phỏng lại hình ảnh sống của hóa thạch Luskhan itilensis. Ảnh chụp: Bản quyền Andrey Atuchin, 2017

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện một nhánh bò sát biển mới đã tuyệt chủng (pliosaur), loài bò sát biển ăn thịt lớn từ thời khủng long. Điều này đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức về tiến hóa của nhóm loài này.


Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí the journal Current Biology, các nhà khoa học đã tìm thấy một nhánh bò sát biển mới tuyệt chủng (pliosaur), được bảo quản đặc biệt tốt và nhận được nhiều đánh giá cao từ kỷ Phấn trắng ở Nga (khoảng 130 triệu năm trước). (Ảnh: Reuters)

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí the journal Current Biology, các nhà khoa học đã tìm thấy một nhánh bò sát biển mới tuyệt chủng (pliosaur), được bảo quản đặc biệt tốt và nhận được nhiều đánh giá cao từ kỷ Phấn trắng ở Nga (khoảng 130 triệu năm trước). (Ảnh: Reuters)

Kéo dài trong suốt 'Thời kỳ Khủng long', loài bò sát biển Plesiosaur đại diện cho một trong những loài cá thủy sinh bốn chân sống lâu nhất và chắc chắn là một loài đa dạng nhất. Plesiosaurs có hình dạng cơ thể bất thường không thấy ở các loài động vật có xương sống biển khác với bốn bộ vây cánh lớn, một thân cứng và chiều dài cổ rất khác nhau.

Pliosaur là một giống loại đặc biệt của Plesiosaur đặc điểm là có một cái sọ lớn, dài 2m, bộ răng khổng lồ và hàm răng cực kỳ mạnh, giúp chúng trở thành loài ăn thịt hàng đầu trong các đại dương ở "Thời đại Khủng long".

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí the journal Current Biology, nhóm nghiên cứu đã báo cáo phát hiện một nhánh bò sát biển mới đã tuyệt chủng (pliosaur), được bảo quản đặc biệt tốt và nhận được nhiều đánh giá cao từ kỷ Phấn trắng ở Nga (khoảng 130 triệu năm trước).

Nó được tìm thấy vào mùa thu năm 2002 ở bờ phải Sông Volga, gần thành phố Ulyanovsk, bởi Gleb N. Uspensky (Đại học bang Ulyanovsk), đồng tác giả của bài báo.

Hộp sọ của loài mới, được đặt tên là "Luskhan itilensis", có nghĩa là Thần linh từ sông Volga, dài 1,5m, chỉ ra đây là một con vật lớn. Nhưng mỏ của nó cực kỳ mảnh mai, tương tự như các động vật thủy sinh ăn cá như cá sấu Gharials hoặc một số loài cá heo.

Valentin Fischer, giảng viên tại Đại học de Liège (Bỉ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là đặc điểm nổi bật nhất, vì nó cho thấy loài pliosaur đã chiếm lĩnh một phạm vi sinh thái rộng lớn hơn nhiều so với giả thuyết trước đây.


Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài bò sát lớn từ “Thời đại Khủng Long” ở Nga.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài bò sát lớn từ “Thời đại Khủng Long” ở Nga.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích hai bộ dữ liệu mới và toàn diện, mô tả cách giải phẫu và hình thái học của loài cá cổ với các kỹ thuật tiên tiến, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số hội tụ tiến hóa (một hiện tượng sinh học nơi các loài liên quan phát triển và giống nhau do chúng có vai trò tương tự, chiến lược săn mồi và các kiểu con mồi tương tự trong một hệ sinh thái) diễn ra trong suốt quá trình tiến hóa của loài Plesiosaurs, đặc biệt là sau sự kiện tuyệt chủng xảy ra vào cuối kỷ Jura (cách đây 145 triệu năm).

Các phát hiện mới cũng có sự phân chia nhánh trong sự kiện tuyệt chủng cuối cùng của Pliosaurs, xảy ra hàng chục triệu năm trước sự kiện tuyệt chủng tất cả các loài khủng long (trừ một số dòng chim). Thật vậy, các kết quả mới cho thấy Pliosaurs có khả năng đã hồi phục sau sự tuyệt chủng kỷ Jura, nhưng sau đó đã phải đối mặt với một sự kiện tuyệt chủng khác mà có thể - lần này - ẩn chúng sâu dưới những đại dương cổ, mãi mãi.

Thu Hồng (Tổng hợp)