Ô nhiễm không khí giết chết nhiều người hơn khói thuốc lá

(Dân trí) - Vấn đề ô nhiễm không khí đang giết chết nhiều người hơn khói thuốc lá, theo nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu.

Một nghiên cứu mới do Viện Hóa Sinh Max Planck (Đức) cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra gần 9 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, gần gấp đôi con số ước tính trước đây.

Ô nhiễm không khí giết chết nhiều người hơn khói thuốc lá - 1
Ô nhiễm không khí là vấn đề rất đáng lo ngại.

Các nghiên cứu đã ước tính số ca tử vong trên toàn cầu là 4,5 triệu. Tuy nhiên, một cách tiếp cận mới đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể là nguyên nhân gây ra thêm tới 8,8 triệu ca tử vong. Chỉ riêng ở châu Âu, các nhà nghiên cứu cứu cho rằng có khoảng 790.000 người chết sớm do chất lượng không khí kém.

Để đưa ra quan điểm này cũng đồng nghĩa với việc ô nhiễm không khí gây ra nhiều ca tử vong mỗi năm hơn hút thuốc lá. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính vấn đề ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm cho thêm 7,2 triệu ca tử vong trong năm 2015, giáo sư Thomas Münzel, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Phương pháp mới cũng đưa ra một cách nhìn đa diện về vấn đề bằng cách kết hợp dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí ở các quốc gia khác nhau, tác động sức khỏe của ô nhiễm và nhiều yếu tố liên quan đến dân số được nghiên cứu, như mật độ dân số, tuổi tác và chăm sóc sức khỏe.

Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến ô nhiễm ở châu Âu, khoảng 40 - 80%, có liên quan đến các bệnh tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến tim và lưu thông máu theo một số cách, chủ yếu bằng cách làm hỏng các thành mạch máu của bạn và khiến chúng trở nên hẹp hơn. Nó có thể phá vỡ chức năng bình thường của tim và làm cho máu dễ bị đông.

Nghiên cứu mới xem xét ảnh hưởng của các hạt bụi mịn PM2.5. Đây là những hạt siêu nhỏ, nhỏ hơn 2,5 micromet hoặc 0,0025 milimet, có thể xâm nhập sâu vào phổi và đi vào hệ thống tuần hoàn.

"Vì hầu hết các hạt vật chất và các chất gây ô nhiễm không khí khác ở châu Âu đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng tôi cần chuyển sang các nguồn khác để tạo ra năng lượng", giáo sư Jos Lelieveld, thuộc Viện hóa học Max Planck cho biết.

Khôi Nguyên (Theo IFL Science)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm