1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu của MIT vừa phát hiện ra khả năng kháng khuẩn trong nọc độc của ong bắp cày Polybia paulista - một loài ong bắp cày nguy hiểm ở đông nam Brazil.

Theo các nhà nghiên cứu, trong nọc độc của ong bắp cày ở Brazil chứa một chất độc có tên MP1.

Chất độc này của ong bắp cày Polybia paulista có thể tạo ra các biến thể có khả năng chống lại các loại siêu vi khuẩn nhưng lại không độc hại với tế bào của con người.

Nọc độc ong bắp cày cực độc ở Brazil có khả năng giúp con người chống lại siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.
Nọc độc ong bắp cày cực độc ở Brazil có khả năng giúp con người chống lại siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.

Phát hiện mới của các nhà khoa học MIT có thể mở ra một hướng mới trong việc tạo ra các loại thuốc tiêu diệt các loại siêu vi khuẩn kháng kháng sinh trong tương lai gần.

Trong nghiên cứu thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra peptide (các phân đoạn của protein) mạnh nhất của chúng có thể loại bỏ hoàn toàn Pseudomonas aeruginosa, một chủng vi khuẩn gây bệnh hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác và kháng hầu hết các loại kháng sinh.

“Chúng tôi đã tái sử dụng một phân tử độc hại thành một phân tử khả thi hơn để điều trị nhiễm trùng. Bằng cách phân tích một cách có hệ thống cấu trúc và chức năng của các peptide, chúng tôi đã có thể điều chỉnh các thuộc tính và hoạt động của chúng.

Sau bốn ngày, hợp chất được sử dụng đã có thể loại bỏ hoàn toàn sự lây nhiễm. Điều đó khá bất ngờ và thú vị bởi vì chúng ta thường không thấy với các thuốc chống vi trùng thử nghiệm khác hoặc các loại kháng sinh chúng tôi đã thử nghiệm trước đây”, Cesar de la Fuente-Nunez, nhà nghiên cứu đến từ MIT cho biết.

Khôi Nguyên (Theo Daily Mail)