1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Những người chăm lo cho người khác sống lâu hơn

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đây đã kết luận: Những người già, người mà giúp đỡ và hỗ trợ những người khác sống lâu hơn. Kết quả phát hiện này cho thấy chăm sóc có thể có một tác động tích cực đến tỷ lệ tử vong của những người chăm sóc.

Những người già, người mà giúp đỡ và hỗ trợ những người khác, sống lâu hơn. Nguồn: © aytuncoylum/ Fotolia
Những người già, người mà giúp đỡ và hỗ trợ những người khác, sống lâu hơn. Nguồn: © aytuncoylum/ Fotolia

Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí the journal Evolution and Human Behavior, tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Basel, Đại học Edith Cowan, Đại học Tây Úc, Đại học Humboldt Berlin và Học viện Max Planck nghiên cứu về phát triển con người ở Berlin.

Những người già, những người giúp đỡ và hỗ trợ những người khác cũng đang mang lại cho mình một đặc ân. Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra những ông bà chăm sóc cháu trung bình sống lâu hơn những ông bà không chăm sóc cháu. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 500 người độ tuổi từ 70 đến 103, dựa trên dữ liệu nghiên cứu tuổi tác của Berlin (Đức) thu thập từ năm 1990 đến năm 2009.

Trái ngược với hầu hết các nghiên cứu trước đây về chủ đề này, các nhà nghiên cứu cố tình không bao gồm ông bà là người chăm sóc chính hoặc giám hộ. Thay vào đó, họ so sánh ông bà thường xuyên hỗ trợ chăm sóc trẻ với những ông bà không chăm sóc trẻ, cũng như những người lớn tuổi không có con hoặc cháu nhưng họ cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người khác trong mạng lưới xã hội của họ.

Hỗ trợ tinh thần

Các kết quả phân tích của họ cho thấy rằng công việc chăm sóc này có thể có một tác động tích cực đến tỷ lệ tử vong của những người chăm sóc. Một nửa trong số các ông bà đã chăm sóc những đứa cháu của họ vẫn còn sống khoảng 10 năm sau cuộc phỏng vấn đầu tiên vào năm 1990. Điều này cũng áp dụng cho những người tham gia không có cháu, nhưng là người hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em - ví dụ như làm giúp việc nhà. Ngược lại, khoảng một nửa trong số những người không giúp đỡ người khác chết trong vòng 5 năm.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy tác động tích cực này của việc chăm sóc lên tử vong này không bị giới hạn là giúp đỡ và chăm sóc trong gia đình. Phân tích dữ liệu cho thấy rằng người lớn tuổi không có cháu mà mang đến cho những người khác hỗ trợ về tinh thần, chẳng hạn, cũng được hưởng lợi. Một nửa trong số những người hay giúp đỡ này đã sống thêm 7 năm, trong khi đó những người không giúp đỡ người khác trung bình chỉ sống thêm 4 năm nữa.

Tham gia với cường độ quá cao là nguyên nhân gây stress

"Nhưng việc giúp đỡ không nên hiểu lầm là thuốc chữa bách bệnh cho một cuộc sống lâu hơn", theo Ralph Hertwig , Giám đốc Trung tâm Tính thích ứng hợp lý của Học viện Max Planck nghiên cứu về phát triển con người cho biết. "Một mức độ vừa phải của công việc chăm sóc vẻ dường như có tác động tích cực đối với sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tham gia hỗ trợ với cường độ mạnh hơn gây ra căng thẳng, trong đó có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần", Hertwig cho biết. Do đó, ông bà mà là những người chăm sóc chính và giám hộ không được đưa vào phân tích.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hành vi này ban đầu được bắt nguồn từ gia đình. "Có vẻ hợp lý khi cho rằng sự phát triển hành vi tích cực này của cha mẹ và ông bà hướng về phía thân nhân của họ để lại dấu ấn trên cơ thể con người, trong hệ thống thần kinh và nội tiết tố mà sau đó đã đặt nền móng cho sự phát triển hợp tác và hành vi vị tha hướng tới những người không phải thân nhân", tác giả đầu tiên Sonja Hilbrand, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Tâm lý học tại Đại học Basel cho biết.

Thu Hồng (Tổng hợp)