Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng (P1)

(Dân trí) - “Giza là kim tự tháp lớn nhất thế giới”; “Màu lông sọc trắng đen của ngựa vằn là để làm rối mắt kẻ thù”; “gián là sinh vật sống sót cuối cùng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra”… những sự thật khoa học mà đa số mọi người đều tin là đúng trên liệu có thực sự chính xác?

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến nhất thế giới

khoa_hoc_1

Cảm cúm là một căn bệnh đã quá quen thuộc với tất cả cư dân của địa cầu. Điều đáng nói hơn cả là dù con người giờ có thể cấy ghép nội tạng hay chữa lành ung thư, thì vẫn chưa tìm ra phương thuốc nào để đặc trị căn bệnh tưởng như “cỏn con” này.

Dẫu vậy, cảm cúm vẫn chưa thể soán ngôi căn bệnh phổ biến nhất thế giới, mà vị trí này lại thuộc về “sâu răng”. Theo một thống kê gần đây, có đến 2,5 tỷ người lớn và 621 triệu trẻ em đang mắc phải căn bệnh này.

Màu lông sọc trắng đen của ngựa vằn dùng để làm rối mắt kẻ săn mồi

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng (P1) - 1

Có rất nhiều giả thiết để giải thích cho bộ lông sọc trắng đen của ngựa vằn. Trong đó, có thể kể đến như: “làm rối mắt kẻ săn mồi”; “hoa văn sọc đặc trưng trên mỗi cá thể giúp ngựa vằn phân biệt lẫn nhau”; “giảm sự tấn công của các loài côn trùng hút máu”…

Tuy nhiên, mới đây nhất các nhà khoa học đến từ trường đại học California đã chứng minh được mục đích thực sự của màu lông đặc biệt này. Theo đó, họ đã phát hiện ra rằng, màu sắc của ngựa vằn có mối liên kết chặt chẽ với môi trường sống.

Ở khu vực có nhiệt độ càng cao thì những sọc đen sẽ nhạt màu đi và rộng hơn so với nơi có nhiệt độ thấp. Và bạn cần biết thêm một điều rằng, sọc trắng và sọc đen trên người ngựa văn hấp thụ nhiệt ở mức khác nhau. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Màu lông của ngựa vằn có nhiệm vụ chính là giúp chúng điều hòa thân nhiệt”.

Ai Cập là nơi có những kim tự tháp lớn nhất thế giới

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng (P1) - 2

Khi nhắc đến kim tự tháp chúng ta thường nghĩ ngay tới đất nước Ai Cập, và “Giza” cũng thường được mặc định là kim tự tháp lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, có một sự thật là danh hiệu này lại thuộc về một kim tự tháp được xây dựng ở Mexico có tên là “Tlachihualtepetl”. Thậm chí, công trình này còn có diện tích phần đáy lớn hơn 4 lần và thể tích lớn hơn 2 lần kim tự tháp Giza.

Gián là loài sống sót cuối cùng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra

Những kiến thức khoa học sai lệch mà chúng ta đều tin là đúng (P1) - 3

Gián là một trong những loài sinh vật có sức sống dẻo dai nhất từng được biết đến. Có lẽ bạn đã từng nghe nhắc đến một sự thật khoa học là loài côn trùng này có thể sống đến 2 tuần, khi mà đầu chúng đã lìa khỏi cổ. Sở hữu khả năng kỳ diệu như vậy nhưng không có nghĩa là chúng “miễn nhiễm” với một vụ nổ hạt nhân như nhiều người đồn đoán.

Trên thực tế, điều này đã bị bác bỏ từ năm 1963, bởi một thí nghiệm của hai nhà khoa học là Mary H. Ross và D. G. Cochran. Theo đó, với mức phóng xạ 6.400r có đến 93% số gián tham gia thí nghiệm đã bị chết. Dẫu vậy, khả năng chịu đựng của gián vẫn vượt xa con người, bởi chúng ta hầu như đều tử vong ở mức 500r.

Thảo Vy

Theo BS

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm