Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học "bó tay"

Minh Khôi

(Dân trí) - Không phải siêu anh hùng, họ chỉ là những con người trong thế giới hiện tại, nhưng khả năng khiến bất cứ ai cũng phải bái phục.

Người nam châm

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 1

Anh Mai Tuấn Anh (SN 1967), trú phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa khiến những người xung quanh không khỏi tò mò và thích thú với khả năng hút các đồ vật dính chặt vào cơ thể .

Không chỉ các đồ vật bằng kim loại, anh còn trình diễn cho người xem khả năng hút các đồ vật bằng sành, thủy tinh như: đĩa, mặt bàn,...

Trước đây, từng có một người đàn ông cũng được mệnh danh "người nam châm", là cụ Liew Thow Lin (1930 - 2013) cũng có thể dính bất kỳ vật kim loại nào lên người.

Các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Malaysia lý giải rằng do cấu trúc da của cụ Lin có mức độ ma sát rất cao, nên đã vô tình tạo ra "hiệu ứng hút" thú vị.

Kỳ lạ người đàn ông hút chặt các đồ vật vào cơ thể như nam châm

Người phóng ra lửa

A. William Underwood (SN 1855), đến từ Paw Paw, Michigan (Mỹ) là người có khả năng tạo ra lửa bằng ý chí cực kỳ hiếm gặp.

Ông có thể lấy khăn tay của bất kỳ một ai rồi đưa lên miệng, sau đó vò thật mạnh và khiến lửa bùng lên, đốt chiếc khăn đến cháy rụi.

Underwood nói khả năng tạo ra lửa của ông hữu ích nhất khi đi săn, khi ông có thể đốt một đống lửa trại mà không cần diêm quẹt.

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 2

Ảnh minh họa

Nelya Mikhailova, một nhà ngoại cảm người Nga cũng nổi tiếng với biệt tài tạo ra lửa. Tuy nhiên, nó khiến bà gặp khá nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Có nhiều lần, sức mạnh dồn vào cơ thể bà Nelya lớn đến mức đã để lại những vết bỏng dài đến 10 cm trên cánh tay và bàn tay. Có lần quần áo của bà bị bốc cháy do luồng năng lượng quá mạnh.

Ăn và tiêu hóa được kim loại

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 3

Michel Lotito - nghệ sỹ hài nổi tiếng người Pháp được biết đến với tên gọi "Monsieur Mangetout", hay "ngài Ăn đủ thứ" bởi chứng rối loạn tiêu hóa hiếm gặp của ông.

Tình trạng mà ông mắc phải, được gọi là Pica, cho phép Lotito ăn và tiêu hóa những đồ vật được làm bằng thủy tinh, cao su, đất cát, đá, kim loại,...

Ông còn có thể ăn những vật đặc biệt sắc nhọn như lưỡi dao, đinh,... mà không gây hại cho bản thân do lớp niêm mạc dạ dày và ruột dày một cách bất thường.

Người cao su

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 4

Daniel Browning Smith là diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình, nghệ sĩ thể thao và diễn viên đóng thế nổi tiếng người Mỹ, được biết đến như là người uốn dẻo nhất trên thế giới.

Anh thậm chí đạt Kỷ lục Guinness thế giới nhờ "siêu năng lực" phát triển thông qua cái gọi là hội chứng Ehlers-Danlos - một dạng đột biến gen.

Với khả năng này, Daniel có thể bẻ gập cơ thể để nhét vừa một chiếc hộp nhỏ, lồng chiếc vợt cầu lông qua người, quay ngược người 180 độ,... và nhiều màn uốn dẻo khó tin khác mà không hề cảm thấy đau đớn.

Chạy trên mặt nước

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 5

Đi bộ/chạy trên mặt nước là điều mà chúng ta chỉ có thể thấy trên các bộ "phim chưởng" lâu năm. Tuy nhiên, nó không phải là điều quá khó khăn đối với Shi Liliang. Nhà sư Thiếu Lâm này đã chạy 125 mét trên mặt nước, qua đó lập kỷ lục thế giới mới vào năm 2015.

Người không cần ngủ

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 6

Ông Thái Ngọc (SN 1942), sống ở trang trại trong thung lũng Nà Trăng heo hút thuộc vùng Trung Phước, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) nổi tiếng với khả năng không cần ngủ suốt hơn 50 năm nay.

Theo lời ông Ngọc, chứng không cần ngủ của ông bắt đầu lúc ông tròn 20 tuổi. Kể từ đó, ông không tài nào ngủ được, dù đã dùng mọi cách.

Điều thú vị là hơn 50 năm trời không ngủ chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống bình dị của người đàn ông này. Không hề có vấn đề về sức khỏe, chấn động, ức chế tâm sinh lý nào.

Thế nhưng làm sao có thể đối mặt với cả chục ngàn đêm không ngủ? Phải làm gì để giết thời gian?... Câu chuyện thức trắng hơn nửa đời người của ông Thái Ngọc đến nay vẫn làm tò mò bao người.

Khả năng tiên tri

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 7

Trên thế giới đến nay đã có vài người được cho là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng này, chính là nhà tiên tri Vanga hay Nostradamus, cả hai từng có nhiều tiên đoán nổi tiếng đã trở thành sự thật.

Một thí nghiệm rõ ràng hơn được ghi nhận bởi một nhà khoa học Pháp có tên E.Ostia, ông đã đưa người được thí nghiệm vào phòng kín và yêu cầu người đó ghi ra bản mô tả về người mà ông sẽ sắp xếp ngồi vào chiếc ghế trước cửa phòng.

Kết quả, người này đã đoán trúng tất cả lần lượt từng người ngồi lên chiếc ghế đó trong suốt hàng mấy giờ đồng hồ. Điều này khẳng định rằng khả năng tiên tri của con người là hoàn toàn có thật và không hề mê tín dị đoan.

Siêu chịu lạnh

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 8

Hof biểu diễn khả năng của mình bằng cách ngâm mình trong bể băng suốt nhiều tiếng năm 2007.

Wim Hof (SN 1959), còn được biết đến với biệt danh Người băng, là vận động viên thể thao mạo hiểm nổi tiếng người Hà Lan.

Ông được biết đến với khả năng chịu lạnh cực cao, lên tới -99 độ C, cũng như tự sáng tạo ra kỹ thuật hô hấp mang tên mình, Wim Hof Method (WHM).

Hof cho biết WHM có thể chữa, hoặc làm giảm các chứng bệnh như xơ cứng rải rác, viêm khớp, tiểu đường, trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực,...

Miễn nhiễm với virus

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 9

Khi cộng đồng người đồng tính nam, da đen và người Latin bị tàn phá bởi đại dịch AIDS trong những năm thập niên 80 và đầu 90, một người đàn ông đã cho thấy năng lực "siêu nhân" của mình.

Đó chính là Stephen Crohn, được phát hiện có "đột biến delta 32", có tác dụng bảo vệ các tế bào bạch cầu CD4.

Điều này giúp ông hoàn toàn miễn nhiễm với HIV và nhiều loại virus khác. Ông còn được gọi là "Người đàn ông không thể mắc bệnh AIDS."

Siêu sức bền

Những khả năng siêu phàm của con người khiến khoa học bó tay - 10

Nhà vô địch trượt tuyết Olympic người Phần Lan Eero Mantyranta (1937 - 2013) có lẽ từng sức mạnh mà nhiều phái mạnh sẽ thèm muốn: đó là siêu bền.

Tình trạng hiếm gặp của Mantyranta là kết quả của đột biến gen thụ thể erythropoietin, có tính di truyền.

Đặc điểm ấy cho phép ông có lượng oxy trong máu cao hơn khoảng 50% so với người bình thường, và bền bỉ hơn trong mọi hoạt động về thể chất. Trong suốt cuộc đời của mình, ông 5 lần giành huy chương vàng tại Giải vô địch quốc gia trong nước, cũng như là nhà quán quân lễ hội trượt tuyết Holmenkollen lần đầu tiên vào các năm 1962, 1964 và 1968.