1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2)

Phước Hải

(Dân trí) - Năm 2005, tàu thăm dò Cassini của NASA đã quan sát thấy những chùm hơi nước phun ra gần cực nam của vệ tinh sao Thổ, Enceladus.

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P1)

Triton

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2) - 1

Triton là vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương. Nó lớn hơn một chút so với sao Diêm Vương, và có thành phần gần như giống nhau. 

Có khả năng cả hai đều được hình thành trong Vành đai Kuiper, và sau đó đi sâu hơn vào Hệ Mặt trời do lực hút của sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Vệ tinh Triton có quỹ đạo quay ngược hướng với chiều quay của sao Hải Vương

Khi lần đầu tiên được chụp lại, quỹ đạo ban đầu của nó rất lệch tâm, và điều này tạo ra rất nhiều nhiệt thủy triều. 

Nhiệt lượng này đủ để làm tan chảy bên trong và khiến nó tách ra thành một lõi dày đặc với lớp phủ là nước và lớp vỏ rắn là nitơ.

Một khi lớp vỏ bị cô lập khỏi lõi bởi lớp chất lỏng này, nó có thể tự do uốn cong, điều này làm tăng tác dụng của sự gia nhiệt của thủy triều và giúp ngăn chặn sự đóng băng của đại dương khi quỹ đạo Triton đi ngược với sao Hải Vương

Mimas

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2) - 2

Vệ tinh của sao Thổ, Mimas có thể chủ yếu được tạo thành từ băng nước với một ít đá. Không giống với Enceladus, lớp vỏ của Mimas đã bị đóng băng hàng tỷ năm, theo NASA. Điều này thật kỳ lạ, bởi vì Mimas quay quanh quỹ đạo gần với Sao Thổ hơn và theo một quỹ đạo lệch tâm hơn, vì vậy nó sẽ nhận được nhiều ánh nắng hơn và có bề mặt là nước lỏng 

Nhưng đến nay, các nhà khoa học chưa vẫn chưa lý giải được tại sao Enceladus có lớp phủ lỏng còn Mimas thì không.

Enceladus

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2) - 3

Năm 2005, tàu thăm dò Cassini của NASA đã quan sát thấy những chùm hơi nước phun ra gần cực nam của vệ tinh sao Thổ, Enceladus. 

Theo NASA, vì lực hấp dẫn trên Enceladus chỉ bằng 1% so với Trái Đất, các tinh thể băng rất dễ bay vào quỹ đạo, và giờ đây chúng ta biết rằng chúng là nguyên nhân tạo nên phần lớn vật chất trong Vành đai E của sao Thổ 

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng đại dương bao bọc mặt trăng Enceladus và có thể chiếm 40% thể tích của nó. 

Nếu quan điểm này là đúng, thì sự nóng lên của thủy triều sao Thổ sẽ không đủ để giải thích đại dương lỏng của nó. Thay vào đó, có thể có nhiều nhiệt địa nhiệt đến từ lõi hơn những gì đã nghĩ trước đây.

Dione

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2) - 4

Mặt trăng Dione của sao Thổ có thể là 50% nước với lõi đá nặng hơn. Dione lớn gấp đôi Enceladus, nhưng nó có quỹ đạo ít lệch tâm hơn nhiều, vì vậy nó nhận ít nhiệt hơn và điều đó được thể hiện qua lớp băng dày hơn 100km. Ngoài ra, băng ở Dione bao phủ một nửa bán cầu dài hàng trăm dặm

Theo một nghiên cứu tại Đài quan sát Hoàng gia Bỉ, một đặc điểm quan trọng của Dione là đại dương của nó có thể ở dạng lỏng đến tận đáy, thay vì ở giữa hai lớp băng.

Titan

Những đại dương kì lạ ngoài Trái Đất từng được khám phá (P2) - 5

Titan là thiên thể duy nhất trong Hệ Mặt trời, ngoài Trái đất, có một bầu khí quyển đáng kể và chứa chất lỏng trên bề mặt. 

Giống như Callisto, Titan có thể có một đại dương được giữ ở dạng lỏng nhờ tác dụng chống đông của amoniac hòa tan. Nếu con người chọn sống ở đây thì sẽ là sự khó khăn không kém vì đại dương lỏng có thể bị kẹp giữa các lớp băng rắn, không thấm nước. Theo NASA, sự sống có thể đã phát triển trong các biển hydrocacbon trên bề mặt, nhưng nếu không được tiếp cận với nước lỏng, nó sẽ rất khác với sự sống trên Trái Đất.