Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm
(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học cho rằng người La Mã cổ đại đã có những tác động làm thay đổi khí hậu từ hàng ngàn năm trước.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng các nghiên cứu hiện có về vấn đề sử dụng đất dưới thời La Mã cổ đại để ước tính mức độ ô nhiễm không khí phát ra. Sau đó, với một mô hình khí hậu kích hoạt toàn cầu, đã định lượng cụ thể hơn những tác động của con người đối với môi trường địa phương.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong khi nạn phá rừng và thay đổi sử dụng đất khác nhau có hiệu ứng làm nhiệt độ Trái Đất ấm lên 0,15 độ C, thì điều này đã được bù đắp bằng hiệu ứng làm mát được thúc đẩy bởi sự phát tán khí thải từ việc đốt các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả là nhiệt độ giảm tổng thể là 0,17 độ C, 0,23 độ C hoặc 0,46 độ C (phụ thuộc vào kịch bản phát thải thấp, trung bình hoặc cao, tương ứng).
Tuy nhiên, hiệu ứng làm mát có phần gây ngạc nhiên này không phổ biến. Kết quả từ mô hình cho thấy các khu vực ở Trung và Đông Âu đã thấy sự mát mẻ cực độ, trong khi các phần của Bắc Phi và Trung Đông thay vào đó sẽ trải qua sự ấm lên.
Trong khi các nhà khoa học đang nghiên cứu ảnh hưởng của Đế chế La Mã đối với khí hậu châu Âu trong hai thập kỷ qua, đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tác dụng chống lại khí thải gây ô nhiễm không khí, Joy Singarayer, từ Đại học Reading ở Anh nói. .
Trái ngược với sự thay đổi khí hậu ngày nay, việc làm mát này dường như không đủ quan trọng để có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở La Mã. Đặc biệt, với Thời kỳ ấm áp của La Mã - một giai đoạn nóng lên tự nhiên diễn ra trong khoảng từ 250 trước Công Nguyên đến 400 sau Công Nguyên.
Mặc dù khó có thể đánh giá chính xác các sự kiện thời tiết trong quá khứ, tuy nhiên nó sẽ có khả năng chỉ rõ những ảnh hưởng của con người đối với đất đai và bầu khí quyển cũng có ảnh hưởng đến khí hậu quy mô lục địa trong thời cổ đại.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science