1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Người đàn ông có “bưu kiện ma túy” mắc kẹt trong mũi suốt… 18 năm

(Dân trí) - Một người đàn ông ở Úc được cho là người đầu tiên trên thế giới sử dụng cách giấu ma tuý vào khoang mũi của mình khi còn trong tù.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là anh ta đã quá thành công khi giữ lại “bưu kiện” ma tuý trong mũi của mình gần 2 thập kỷ.

Người đàn ông có “bưu kiện ma túy” mắc kẹt trong mũi suốt… 18 năm - 1
Hình ảnh dị vật xuất hiện là gói ma tuý trong mũi bệnh nhân tồn tại đến 18 năm.

Hành trình khiến các bác sĩ không khỏi ngạc nhiên của người đàn ông 48 tuổi bắt đầu với những cơn đau đầu, sau một vài câu hỏi thăm dò, anh thừa nhận mình đã bị nghẹt mũi ở bên phải trong nhiều năm, cũng như nhiễm trùng tái phát.

Sau khi thực hiện các bước chẩn đoán, các bác sĩ đã phát hiện ra một "khối xám cứng" trong khoang mũi phải của người đàn ông. Để loại bỏ, các chuyên gia tai mũi họng tại Bệnh viện Westmead ở Sydney đã phải thực hiện mổ nội soi và gây mê toàn thân người đàn ông để loại bỏ dị vật.

Cuối cùng người đàn ông mới tiết lộ toàn bộ sự thật khiến các nhân viên y tế sững sờ. Thì ra khi bệnh nhân bị tống giam ở tuổi 30, bạn gái của anh ta đã kết thúc với một “món quà nhỏ”. Để có được túi cần sa nhỏ qua các lính canh, tù nhân đã cho hàng lậu qua lỗ mũi bên phải của anh ta.

Tuy nhiên, đưa nó vào bên trong rõ ràng là dễ dàng hơn là lấy nó ra. Trong khi cố gắng lấy “mòn quà” ra, người đàn ông lại đẩy nó vào sâu hơn trong mũi. Thậm chí, anh ta còn tin rằng nó đã trượt xuống cổ họng và bị mất vĩnh viễn.

Nhưng kì thực sau 18 năm, khối ma tuý trong mũi người đàn ông vẫn yên vị. Các bác sĩ xác định dị vật dài 1,9 cm như một “viên đá”.

Việc lấy ra một dị vật có dấu hiệu đã khoáng hóa từ mũi bệnh nhân không phải là chuyện thường ngày đối với các bệnh nhân tai mũi họng, nó xuất hiện khoảng 1 trên 10.000 bệnh nhân ngoại trú.

Trong hầu hết các trường hợp, nó không phải là một vấn đề thoải mái cho người mắc bệnh, đi kèm với một loạt các triệu chứng như chảy nước mũi có mủ, đau đầu, đau mặt và có mùi hôi.

Minh Long

Theo Science Alert