1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Ngọn núi lửa chìm dưới biển sôi sục suốt sáu năm

(Dân trí) - Các chuyên gia hiện đang theo dõi chặt chẽ một ngọn núi lửa chìm dưới nước ở quần đảo Canary vì nó vẫn còn dấu hiệu hoạt động trong 6 năm sau khi phun trào.

Ngọn núi lửa chìm dưới biển sôi sục suốt sáu năm - 1

Vào ngày 10/10 năm 2011, ngọn núi lửa dưới nước Tagoro ở gần đảo El Hierro – hòn đảo nhỏ nhất thuộc quần đảo Canary – đã bắt đầu phun trào.

Ngọn núi lửa chìm dưới nước này đã bắt đầu phun tro bụi và dung nham lên trên dưới dạng bong bóng – và mặc dù đợt phun trào này không quá mạnh, nhưng các nhà khoa học vẫn theo dõi ngọn núi lửa này vì họ phải đề phòng rằng nó có thể sẽ phun trào mạnh hơn.

Dự án Núi lửa II – 1017 của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Cạnh tranh phối hợp với Viện Hải dương học Tây Ban Nha, trường Đại học Las Palmas de Gran Canaria, trường Đại học La Laguna và Bảo tàng Thiên nhiên và Con người Tenerife sẽ giám sát tình hình để xem liệu ngọn núi lửa này có mang đến bất kỳ nguy hiểm nào hay không.

Lý do khiến các chuyên gia phải theo dõi sát sao vì ngọn núi lửa vẫn sôi lục bục trong sáu năm sau khi phun trào này nằm gần một điểm nóng về du lịch.


Đảo El Hierro và quần đảo Canary.

Đảo El Hierro và quần đảo Canary.

Các nhà khoa học cho biết nó đang phun ra một lượng lớn nham thạch, sức nóng và khí vào môi trường biển ở xung quanh.

Tuy vậy, đó không phải là ngày tận thế. Nhóm nghiên cứu cho biết các hoạt động núi lửa này đã làm cho khu vực đáy biển trở nên màu mỡ, đóng góp cho một trong những hệ sinh thái giàu có và năng suất nhất ở xung quanh.

Núi lửa Tagoro cũng không phải là ngọn núi lửa duy nhất gây ra phiền toái cho quần đảo Canary.


Ngọn núi lửa La Palma cũng đang được theo dõi.

Ngọn núi lửa La Palma cũng đang được theo dõi.

Gần đây, ngọn núi lửa La Palma – bản thân cũng chính là một hòn đảo trong quần đảo Canary – đã trải qua 50 trận động đất chỉ trong 3 ngày, khiến cho mọi người lo sợ rằng nó có thể sẽ phun trào.

Trận động đất lớn nhất – được ghi lại vào khoảng 13 giờ ngày thứ Bảy 7/10 – mạnh 2,7 độ và xảy ra ở Công viên tự nhiên Cumbre Vieja sâu 28 km.

Trận động đất lớn thứ hai mạnh 2,6 độ xảy ra vào khoảng 13 giờ 23 phút ngày Chủ nhật sau đó ở cùng một khu vực, trong khi trận động đất thứ ba mạnh 2,1 độ đã xảy ra vào nửa đêm ngày thứ Hai.

Và đến sáng sớm ngày thứ Hai, số đợt rung chấn đã tăng đến con số 50 sau khi có thêm 10 trận động đất khác được ghi nhận ở núi lửa Cumbre Vieja nằm gần La Palma.

Tuy nhiên, ông Nemesio Perez – giám đốc Viện nghiên cứu núi lửa Canary cũng đã xoa dịu nỗi sợ hãi khi phát biểu rằng “loạt địa chấn do hoạt động của núi lửa Cumbre Vieja này là hoàn toàn bình thường”

Anh Thư (Theo Express)