Ngoại hành tinh siêu nóng đủ sức xé toạc không khí của chính nó
(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa cho biết đã xác định một ngoại hành tinh cách chúng ta 670 năm ánh sáng có sức nóng đáng ngạc nhiên đến mức nó xé toạch bầu không khí của chính mình.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn cho thấy KELT-9b, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2016, không chỉ là hành tinh nóng nhất được các nhà khoa học phát hiện, mà sức nóng của nó cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi nó bị tan chảy trên bề mặt khiến các phân tử bị tách xa nhau trong bầu không khí.
Sử dụng Kính viễn vọng Không gian Spitzer, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ ở phía trên hành tinh là 4.300 độ C khiến KELT-9b nóng hơn ít nhất 80% trong số tất cả các ngôi sao được biết đến. Mặt ngày của hành tinh nóng đến mức các phân tử hydro không thể giữ chúng lại với nhau và bị cắt nhỏ thành các nguyên tử. Quá trình này được gọi là phân ly hydro và tái hợp.
"Loại hành tinh này rất khắc nghiệt về nhiệt độ, nó có đặc điểm tách biệt với rất nhiều ngoại hành tinh khác”, nhà khoa học hành tinh Megan Mansfield thuộc Đại học Chicago cho biết.
Trước đó, theo báo cáo đăng trên Nature, khí quyển của KELT-9b chứa nhiều kim loại nặng, như sắt và titanium, nhưng dưới dạng khí bốc hơi vì nhiệt độ quá nóng của bề mặt ngoại hành tinh này.
Minh Long
Theo Sputnik