Ngoại hành tinh khổng lồ bí ẩn có thể làm thay đổi hiểu biết về các hệ sao

(Dân trí) - Nhóm các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một ngoại hành tinh lớn gần bằng ngôi sao chủ của nó. Trước phát hiện này, họ đã nghi ngờ rằng các ngôi sao nhỏ hơn trong hệ sao có thể chứa những khối khí khổng lồ tương tự sao Mộc.

Ngoại hành tinh được tìm thấy quay quanh một ngôi sao nhỏ cách chúng ta khoảng 31 năm ánh sáng, buộc các nhà thiên văn phải xem lại kiến ​​thức của họ về cách các hệ sao được hình thành.

Ngoại hành tinh khổng lồ bí ẩn có thể làm thay đổi hiểu biết về các hệ sao - 1
Các nhà khoa học vừa tìm ra ngoại hành tinh có cấu tạo kì lạ.

Theo báo cáo, các nhà khoa học cho đến nay tin rằng các hành tinh khí lớn hình thành với một lõi rắn của băng và đá sau đó thu hút khí xung quanh từ vật chất quay quanh một ngôi sao trẻ.

Trái với lý thuyết này, hành tinh mới được phát hiện quay quanh sao lùn đỏ GJ 3512 không hình thành lõi rắn, nhưng rõ ràng đã xuất hiện từ chính vật chất quay quanh do sự bất ổn của lực hấp dẫn.

“Phát hiện này khiến chúng tôi phải xem lại các mô hình của mình”, các nhà khoa học thừa nhận.

GJ 3512 là một ngôi sao nhỏ, được ước tính chỉ bằng 12% khối lượng Mặt trời của chúng ta. Hành tinh khí quay quanh GJ 3512 gần như lớn bằng ngôi sao chủ của nó, Juan Carlos Morales thuộc Viện nghiên cứu vũ trụ của Catalonia, một tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Chúng ta biết rất ít về hành tinh này, mặc dù các tác giả nghiên cứu tính toán rằng hành tinh này nặng ít nhất bằng một nửa so với sao Mộc và quỹ đạo của nó bằng khoảng 200 ngày so với Trái đất.

Theo nhà thiên văn học của Đại học Yale, Greg Smilelin, hiện có khoảng 4.000 ngoại hành tinh đã được xác định, việc phát hiện một ngoại hành tinh mới khác không nhất thiết phải đáng chú ý. Nhưng một trong những thách thức các lý thuyết hiện tại về sự hình thành hành tinh có thể khiến các nhà thiên văn học quan tâm.

Khôi Nguyên

Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm