Nghiên cứu về hệ gen của bộ xương kỳ lạ Atacama là phi đạo đức

(Dân trí) - Xác ướp Atacama, có biệt danh là Ata, được phát hiện cách đây 15 năm trong một thị trấn hẻo lánh thuộc Chile ở sa mạc Atacama. Tại thời điểm đó, xác ướp 6 inch (15,24cm) này, được gọi là “xác ướp người ngoài hành tinh”, đã làm kinh ngạc cộng đồng khoa học do tỷ lệ cực kỳ nhỏ, thiếu xương sườn và các đặc điểm xương bị biến dạng.

Các nhà nghiên cứu UFC (UFOlogists) trên toàn thế giới ngay lập tức tuyên bố bộ xương có nguồn gốc ngoài trái đất và nó được miêu tả trong một tài liệu hồ sơ cấp cao.

Nghiên cứu về hệ gen của bộ xương kỳ lạ Atacama là phi đạo đức - 1

Nhưng một nghiên cứu năm 2013 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford ở Mỹ đã thử nghiệm gen và xác định Ata là một cô gái trẻ bị bất thường về di truyền.

Những phát hiện này được công bố vào tháng 3 năm nay trên tạp chí khoa học Genome Research. Đồng tác giả nghiên cứu Atul Butte cho biết vào thời điểm đó: “Thật ngạc nhiên khi đứa trẻ này có quá nhiều đột biến.”

Tuy nhiên, 4 tháng sau, nghiên cứu ở Stanford đã bị các nhà khoa học từ Đại học Otago, New Zealand đốt cháy.

Nghiên cứu hệ gen của “xác ướp người ngoài hành tinh” này đã gây tranh cãi vì vượt qua các ranh giới đạo đức khi phân tích những phần còn lại của bộ xương kỳ lạ này.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu bởi giáo sư Sian Halcrow tuyên bố trong tuần này rằng có một số mối liên hệ xung quanh việc xét nghiệm xương và hệ gen được thực hiện với Ata.

Tiến sĩ Halcrow và nhóm của bà cho biết trên tạp chí quốc tế về Bệnh học cổ sinh vật, không có bằng chứng cho những bất thường về hệ gen được Stanford trình bày. Thay vào đó các nhà nghiên cứu từ Otago lập luận rằng tất cả các đặc điểm bất thường được đưa ra là phần phát triển xương bình thường của bào thai.

Giáo sư Halcrow đã viết: “Có một câu hỏi đạo đức về việc liệu những kết luận cuối cùng này có chứng minh cho cái gì không; có nghĩa là, liệu nghiên cứu được thực hiện mà không có những cân nhắc về mặt đạo đức hoặc pháp lý đã giải quyết một cách đáng kể câu hỏi nghiên cứu nhân học, y học hoặc nghiên cứu gen quan trọng hay không.

“Chúng tôi thấy rằng không có gì cho thấy Ata có bất kỳ bất thường xương nào”.

Trên cơ sở các dị thường kiểu hình không chính xác và ước lượng tuổi chết không chính xác, Nolan và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích ADN vào năm 2013 và không ngạc nhiên khi xác nhận xác ướp là con người.

Các chuyên gia nói thêm rằng cần có nghiên cứu liên ngành nhiều hơn để thực hiện trong các trường hợp như vậy.

Nolah chia sẻ: “Một sự hiểu biết sắc thái về các quy trình sinh học và bối cảnh văn hóa của xương là cần thiết để giải thích khoa học chính xác và kiểm tra đạo đức, tính hợp pháp của nghiên cứu đó”.

Kristina Killgrove, đồng tác giả của bài báo trên Otago, cho biết nghiên cứu Stanford có thể đã vượt qua một số ranh giới đạo đức bằng cách không bao gồm một nhà nhân chủng học sinh học trong nghiên cứu và khả năng loại bỏ xác ướp bất hợp pháp khỏi Chile.

Vẫn chưa rõ phần còn lại của xác ướp là bao nhiêu tuổi với các ước tính từ dưới 500 tuổi đến chỉ vài chục tuổi. Nhưng các nhà nghiên cứu Otago tuyên bố, bất kể độ tuổi của bộ xương, cơ thể này được bảo vệ theo luật pháp Chile về các phát hiện khảo cổ và Di tích quốc gia từ năm 1970.

Trình tự bộ gen DNA cụ thể được thực hiện bởi Stanford đã được yêu cầu tiêu hủy một số xương của xác ướp mà Tiến sĩ Halcrow và nhóm của cô tuyên bố là phi đạo đức và có khả năng bất hợp pháp.

Trong bài báo, các nhà khoa học kết luận: “Thật không may, không có lý do khoa học để thực hiện phân tích gen của Ata vì bộ xương là bình thường, đột biến di truyền được xác định có thể trùng hợp, và không ai trong số chúng được liên kết chặt chẽ với chứng loạn sản xương sẽ ảnh hưởng đến kiểu hình ở độ tuổi trẻ này”.

“Chúng tôi cảnh báo các nhà nghiên cứu DNA về việc tham gia vào các trường hợp thiếu bối cảnh rõ ràng và hợp pháp, hoặc các trường hợp mà những phần còn lại đã thuộc trong các bộ sưu tập cá nhân”.

“Trong trường hợp của Ata, thử nghiệm khoa học sử dụng kỹ thuật toàn hệ gen, tốn kém và tốn thời gian, là không cần thiết và phi đạo đức”.

Đào Hiền (Theo Express)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm