Nga biết nguyên nhân gây ra lỗ bí ẩn trên ISS nhưng… sẽ không nói

(Dân trí) - Một lỗ bí ẩn được phát hiện trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), dường như đã được khoan từ bên trong. Vào tháng 8 năm 2018, NASA tuyên bố họ đã tìm thấy "rò rỉ chậm" trên ISS, sau khi nhận thấy áp lực giảm có thể liên quan đến một lỗ bí ẩn.

Các kiểm soát viên chuyến bay ở Houston và Moscow đã phát hiện rò rỉ áp trên trạm. Phi hành đoàn không gặp nguy hiểm và đang tích cực các thủ tục xử lý sự cố.

Nga biết nguyên nhân gây ra lỗ bí ẩn trên ISS nhưng… sẽ không nói - 1
Lỗ bí ẩn trên trạm vũ trụ quốc tê ISS.

Các kiểm soát viên mặt đất của Nga cho biết họ hiện đang tiến hành đánh giá sâu về lỗ hổng và nhà du hành vũ trụ Sergey Prokopyev người Nga vẫn đang cố gắng săn lùng một bộ dụng cụ sửa chữa. Kế hoạch là để làm sạch khu vực có lỗ bí ẩn và thêm các bản vá vĩnh viễn.

Cái lỗ nhỏ xíu trong tàu vũ trụ Soyuz MS-09 Roscosmos cập bến ISS được điều tra từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Một số quan điểm cho rằng đây là sản phẩm do vi thiên thạch gây ra. Tuy nhiên, sau đó đã được kết luận khác.

Theo Sergei Prokopyev, lỗ hổng đã được khoan từ bên trong, cho dù là do nhầm lẫn hay cố ý.

Mô-đun đã được đưa trở lại Trái đất vào tháng 12 năm 2018. Người đứng đầu Rosmocos hiện đã nói rằng họ biết chính xác nguyên nhân của lỗ hổng là gì nhưng sẽ không tiết lộ thông tin đó cho bất kỳ ai.

"Nó nằm trong khoang của tàu Soyuz MS-09 và đã bị thiêu rụi từ lâu. Chúng tôi đã lấy tất cả các mẫu nhưng sẽ không nói cho bạn biết bất cứ điều gì”, Dmitry Rogozin nói tại một hội nghị.

Trong khi đó, về phía NASA cho biết họ chưa được cho biết kết luận về cuộc điều tra của Rosmocos về lỗ hổng và sẽ nói chuyện với cơ quan vũ trụ của Nga về vấn đề này trong những ngày tới, mặc dù họ nói rằng không muốn vấn đề làm đảo lộn mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa các cơ quan đã phát triển hơn 40 năm qua.

"Họ đã không nói với chúng tôi bất cứ điều gì. Không thể chấp nhận được rằng có những lỗ hổng trong Trạm vũ trụ quốc tế", quản trị viên NASA Jim Bridenstine nói với tờ Houston Chronicle.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science