Nền văn minh cổ xưa có thể đã phát triển và mất đi nhanh chóng?

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho biết về khả năng có một nền văn minh cổ xưa có thể đã phát triển và mất đi nhanh chóng sau khi họ khám phá ra một đỉnh cực đại ngắn ngủi trong sự nóng lên toàn cầu vào thời tiền sử.

Nền văn minh cổ xưa có thể đã phát triển và mất đi nhanh chóng? - 1

Nghiên cứu mới từ một nhà khí hậu học và một giáo sư vật lý thiên thể đã cho thấy một sự gia tăng khổng lồ trong sự nóng lên toàn cầu 56 triệu năm trước.

Sự tăng đột biến này được phát hiện do sự thay đổi đáng kể thành phần địa chất được chôn sâu dưới bề mặt trái đất trong kỷ nguyên được biết đến với tên gọi Giai đoạn nóng cực đại Paleocen-Eocene (PETM).

Để nghiên cứu ý tưởng về một nền văn minh thông minh thời tiền sử, giáo sư Adam Frank, thuộc trường Đại học Rochester và Gavin Schmidt, giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của Nasa, đã kiểm tra bằng chứng nào mà chúng ta, con người, sẽ để lại nếu chúng ta trở nên tuyệt chủng.

Giáo sư Frank cho biết trên The Atlantic: "Có một câu hỏi hóc búa ở đây. Nếu hoạt động công nghiệp của loài đầu tiên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chúng ta không thể dễ dàng nhìn thấy nó”.

"Vì vậy, có thể cần cả hai phương pháp phát hiện chuyên dụng và mới lạ để tìm ra bằng chứng của một sự kiện thực sự ngắn ngủi trong trầm tích cổ đại. Nói cách khác, nếu bạn không tìm kiếm một cách rõ ràng, bạn có thể không nhìn thấy nó. "

Trong khi các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự gia tăng nóng lên toàn cầu gần như chắc chắn đã gây ra bởi các sự kiện tự nhiên, có nghĩa rằng nó "gần như chắc chắn không phải" gây ra bởi một nền văn minh chưa được khám phá cổ đại, Giáo sư Frank và Gavin Schmidt nói rằng những phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm kiếm bằng chứng của cuộc sống trên hành tinh khác.

Giáo sư Frank chia sẻ về nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế Astrobiolog: "Công trình của chúng tôi cũng mở ra khả năng suy nghĩ rằng vài hành tinh có thể có các vòng đời nền văn minh được vận hành theo nhiên liệu hóa thạch để xây dựng và sụp đổ”.

Nếu một nền văn minh sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sự thay đổi khí hậu mà chúng gây ra có thể dẫn đến sự giảm đáng kể lượng oxy trong đại dương.

"Mức oxy thấp này (gọi là vùng chết đại dương) giúp kích hoạt các điều kiện cần thiết để làm nhiên liệu hóa thạch như dầu và than ở giai đoạn đầu tiên.

"Bằng cách này, một nền văn minh và sự sụp đổ của nó có thể gieo mầm cho các nền văn minh mới trong tương lai."

Đào Hiền (Theo Express)