NASA thuê "nhân viên bảo vệ hành tinh" với mức lương gần 190.000 USD

(Dân trí) - Theo NASA, vũ trụ cần lực lượng cảnh sát—chuyên biệt để thực thi pháp luật về việc di cư giữa các hành tinh. Cơ quan vũ trụ này thuê một “nhân viên bảo vệ hành tinh” để giữ người Trái Đất an toàn từ những kẻ xâm lược ngoài hành tinh.

NASA thuê "nhân viên bảo vệ hành tinh" với mức lương gần 190.000 USD - 1

Công việc này rất đơn giản: Đó là ngăn chặn” sự ô nhiễm sinh học trong việc khám phá vũ trụ của con người và robot”

Nhân viên bảo vệ hành tinh này sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn người ngoài hành tinh ảnh hưởng đến cuộc sống trên Trái Đất. Nhưng sự thực, mối đe dọa lớn nhất về người ngoài hành tinh lại đến từ Trái Đất. Trách nhiệm chính của nhân viên mới này là đảm bảo các phi hành gia và các tàu vũ trụ không mang vi khuẩn từ Trái Đất đến thế giới bên ngoài.

“Nếu chúng ta đang tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa, nó có thể sẽ rất không thỏa đáng và chính xác nếu chúng ta mang sự sống trên trái đất đến và tìm ra nó thay vì sự sống trên Sao Hỏa.” Catharine Conley, nhân viên bảo vệ hành tinh thời điểm hiện tại đã nói với tờ New York Times năm 2015.

Công việc này đầy thách thức nhưng được đền bù rất xứng đáng, mức tiền lương giao động từ khoảng 124,406 tới 187,000 đô la Mỹ.

Ngoài việc có một tấm bằng về vật lý, kỹ sư và toán học, người xin việc chắc chắn phải có “kiến thức sâu rộng về việc bảo vệ hành tinh”.

Conley vẫn chưa nghỉ hưu nhưng NASA hiện đã quyết định cơ cấu lại vị trí này và chuyển công việc đó cho Văn phòng an toàn và đảm bảo nhiệm vụ của NASA. Hiện Conley vẫn chưa quyết định về việc cô có xin việc lại không.

Nếu bạn nghĩ vi khuẩn không thể sống sót sau chuyến đi đến Mặt Trăng, Sao Hỏa hay xa hơn, thì bạn hãy suy nghĩ lại. Những kiểm tra gần đây tiết lộ rằng có hàng tá vi khuẩn đang sống trên bề mặt và trong trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Công việc này thực sự không mới. Hiệp ước đầu tiên của Liên hợp quốc về du hành vũ trụ - ký năm 1967 – đã kêu gọi các cơ quan không gian bảo vệ chống lại sự ô nhiễm liên hành tinh. Hợp tác quốc tế vẫn là một phần quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ hành tinh.

Quang Thiên (Theo UPI)