Não tổ chức những kí ức có thể quên, không thể xóa trong khi ngủ

(Dân trí) - Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc học tập và hình thành kí ức. Nghiên cứu mới cho thấy, trong khi ngủ, não bộ của người phát lại các kí ức không nhớ lại được khi tỉnh.

Não tổ chức những kí ức có thể quên, không thể xóa trong khi ngủ - 1

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thần kinh ở Đức đã tuyển các bệnh nhân động kinh, cấy các điện cực vào não họ cho kế hoạch giải phẫu. Các điện cực cho phép các nhà khoa học ghi lại chính xác các kiểu hoạt động não bộ.

Các nhà nghiên cứu cho những người tham gia ghi nhớ một loạt các bức ảnh. Mỗi bức ảnh có liên quan tới một kiểu hoạt động não bộ duy nhất. Sau đó, các nhà khoa học đã đo hoạt động thần kinh của những người tham gia trong khi họ ngủ. Các nhà nghiên cứu có thể nhận ra những ký hiệu hoạt động dải gamma của mỗi bức ảnh.

Phân tích của họ cho thấy, trong khi ngủ, não bộ của những người tham gia hình dung lại mỗi bức ảnh. Sau giấc ngủ, các nhà khoa học kiểm tra những người tham gia về các bức ảnh họ được yêu cầu ghi nhớ. Các bài kiểm tra đã chứng tỏ trong khi ngủ, não bộ suy nghĩ đến những hình ảnh mà sau đó bị quên mất.

Hui Zhang, một nhà tâm lý học thần kinh đến từ Đại học Bonn, phát biểu trong một thông cáo báo chí: “Những hình ảnh bị quên không đơn giản là biến mất khỏi não bộ”.


Nghiên cứu được hai nhà nghiên cứu đến từ Ruhr -  Đại học Bochum, Hui Zhang và Nikolai Axmacher, dẫn dắt - Ảnh từ RUB/Kramer.

Nghiên cứu được hai nhà nghiên cứu đến từ Ruhr -  Đại học Bochum, Hui Zhang và Nikolai Axmacher, dẫn dắt - Ảnh từ RUB/Kramer.

Như nghiên cứu mới đã chứng minh, việc tái kích hoạt một hình ảnh trong não bộ trong khi ngủ không đảm bảo sự ghi nhớ. Tuy nhiên, các nhà khoa học quan sát thấy khi hoạt động dải gamma được đi kèm bằng các gợn sóng bên trong hồi hải mã của não, một khu vực quan trọng với việc hình thành kí ức, hình ảnh có khả năng được gợi lại sau đó.

Các nhà khoa học cũng phát hiện hoạt động dải gamma xảy ra trong lần đầu tiên quan sát bức ảnh có thể được chia làm hai giai đoạn, một giai đoạn hời hợt và một giai đoạn xử lý sâu. Chỉ những hình ảnh khởi sự giai đoạn xử lý sâu của hoạt động dải gamma – cả trong lần quan sát đầu tiên và trong khi ngủ - sau đó được những người tham gia nhớ hồi tưởng lại.

Nghiên cứu này – được công bố tuần này trên tạp chí Nature Communications – đã mang đến cho các nhà khoa học những nhận thức mới về các cách não bộ hồi tưởng lại và tổ chức những kí ức trong khi ngủ và trong khi tỉnh.

Lộc Xuân (Theo UPI)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm