Muỗi cổ đại có thể đã mang mầm bệnh sốt rét từ thời khủng long

(Dân trí) - Trong hoá thạch hổ phách 100 triệu năm tuổi mới được phát hiện chứa một con muỗi cổ đại được cho có cấu trúc cơ thể giống muỗi ngày nay.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một con muỗi 100 triệu năm tuổi được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách. Muỗi cổ đại thực sự làm sáng tỏ nguồn gốc của bệnh sốt rét, một căn bệnh giết chết hơn 400.000 người mỗi năm.

Muỗi cổ đại có thể đã mang mầm bệnh sốt rét từ thời khủng long - 1
Loài muỗi cổ đại giống muỗi Anopheles ngày nay.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon nhận ra mẫu vật nhỏ bé của họ thuộc về một chi và loài mới, được đặt tên là Priscoculex burmanicus.

Nó được tìm thấy trong hổ phách ở Myanmar có từ thời kỳ kỷ Phấn trắng. Mặc dù loài này là hoàn toàn mới nhưng nó có nhiều điểm tương đồng với muỗi Anopheles chuyên truyền bệnh sốt rét.

Loài muỗi P. burmanicus và muỗi Anopheles có nhiều điểm chung như cấu trúc cánh, râu, bụng và vòi của chúng (phần miệng dài hút máu của chúng). Điều này cho thấy đó chính là một dòng dõi sớm của loài muỗi Anopheles hiện đại.

Muỗi Anopheles có thể đã truyền bệnh sốt rét vào thời điểm đó, nhưng nó vẫn là một câu hỏi mở, George Poinar Jr. thuộc Đại học Khoa học Đại học Oregon nhận định. Thời cổ đại, muỗi Anopheles cổ đại có thể đã đốt chim, động vật có vú nhỏ và bò sát vì chúng vẫn cần hút máu.

Poinar trước đây đã phát hiện ra bằng chứng của mầm bệnh sốt rét trong một con muỗi hóa thạch được tìm thấy ở Cộng hòa Dominican, có niên đại 15 đến 20 triệu năm tuổi.

Hiện tại các nhà khoa học có cơ hội tìm hiểu thêm về quá trình tiến hóa của bệnh sốt rét và mối quan hệ của nó với muỗi có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các phương pháp mới để giải quyết căn bệnh sốt rét.

Trang Phạm (Theo IFL Science)