1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Một vài loài khủng long có răng khi mới sinh

(Dân trí) - Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, một số loài khủng long đã bị rụng răng khi chúng lớn lên.

Một vài loài khủng long có răng khi mới sinh - 1

Các nhà khoa học cho hay, những con khủng long mới sinh ăn thức ăn bằng răng của chúng, sau đó dùng mỏ để mổ cây khi trưởng thành. Phát hiện này gây bất ngờ và chưa từng được thấy ở bất kỳ loài bò sát nào khác.

Khủng long Limusaurus inextricabilis sống ở Trung Quốc khoảng 150 triệu năm trước. Hóa thạch đầu tiên còn lại của loài khủng long này được phát hiện vào khoảng 1 thập kỷ trước.

“Ban đầu, chúng tôi tin rằng đã tìm thấy hai con khủng long Ceratosaurian từ vùng Wucaiwan, một con có răng và một con không, sau đó chúng tôi thậm chí còn bắt đầu miêu tả chúng một cách riêng biệt”, theo lời Shuo Wang của Trường Đại học Capital Normal ở Bắc Kinh, Trung Quốc, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Các nhà sinh vật cổ học sau đó nhận ra rằng những con khủng long trông khá giống nhau, ngoại trừ hàm răng. Họ thấy rằng khủng long rụng răng theo thời gian và là loài bò sát đầu tiên diễn ra quá trình này.

Vòng đời thay đổi

Tiến sĩ Stephen Brusatte của trường Đại học Edinburgh, người không nằm trong nhóm nghiên cứu, cho rằng đây là một khám phá đáng kinh ngạc.

“Cho đến nay, ai có thể nghĩ rằng khủng long có răng khi mới sinh, sau đó bắt đầu rụng dần khi lớn lên và cuối cùng chỉ còn mỗi cái miệng không có chiếc răng nào?” Ông nói trên tờ BBC News

“Việc rụng răng này không được tìm thấy ở bất kỳ hóa thạch động vật có xương sống nào và thú mỏ vịt và loài động vật có xương sống trên cạn duy nhất hiện nay có quá trình tương tự”

Những con khủng long bắt đầu thay đổi cách ăn uống của chúng, từ cách ăn phải dùng đến răng cho đến cách ăn mà dùng mỏ sẽ tốt hơn thay vì dùng răng của mình, theo lời của Tiến sĩ Stig Walsh ở Bảo tàng Quốc Gia Scotland.

“Các loài khủng long Theropod khác trong nhóm bao gồm cả khủng long Limusaurus là động vật ăn thịt và tôi không thể ngừng tự hỏi liệu sự thay đổi vòng đời này có cho phép Limusaurus tận dụng nguồn thức ăn phong phú hơn khi chúng trở nên to lớn hơn”, ông nói thêm.

Thú mỏ vịt

Limusaurus (muz lizard) là loài khủng long cổ xưa và là loài Theropod nguyên thủy. Chúng thuộc cùng một nhóm động vật ăn thịt như Khủng Long bạo chúa và Chim săn mồi tốc độ.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng những con khủng long vị thành niên là loài ăn thịt và có thể ăn tất cả mọi thứ. Những con khủng long trưởng thành có mỏ thì chuyển sang chế độ ăn thực vật.

Khám phá này sẽ giúp giải thích tầm quan trọng của mỏ đối với loài chim đã tiến hóa.

Rụng răng phổ biến hơn ở động vật hiện đại. Một vài loài cá và động vật lưỡng cư cũng bị rụng răng khi lớn lên, giống như thú mỏ vịt.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Quỳnh Chi (Theo BBC News)