Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi

(Dân trí) - Một phụ nữ đã tìm thấy một chiếc răng khổng lồ ở Nam Carolina, đây là răng của một con cá mập megalodon cổ đại.

Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 1

Một chiếc răng của cá mập cổ đại megalodon khổng lồ mới được tìm thấy ở Nam Carolina (Mỹ).

Nhà khoa học Jessica Owens đã phát hiện ra hóa thạch có kích cỡ bằng bàn tay này ở một lòng sông gần Charleston, bà cho rằng nó lên tới 5 triệu năm tuổi.

Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 2
Cá mập cổ đại megalodon dài tới 18 mét và nặng khoảng 100 tấn khi trưởng thành, chúng đã ăn thịt các loại cá voi và cá mập trắng lớn trong suốt Kỷ nguyên Pliocene.

Chúng đã thống trị các đại dương trong suốt 13 thiên niên kỷ, trước khi trở nên hiếm dần rồi biến mất 2,6 triệu năm trước. Răng của megalodon thường xuyên được tìm thấy ở bờ biển Nam Carolina (Mỹ).

Bà Jessica cho biết bà đã hết sức phấn khích và đề nghị chồng mình trèo xuống và lấy điện thoại để quay lại – vì ai sẽ tin rằng họ đã tìm thấy chiếc rằng ở gần bề mặt đến như vậy, mọi người thường tìm thấy những chiếc răng khi đào hoặc lặn.

Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 3
Nhà khoa học Mỹ Jessica Owens đã phát hiện hóa thạch có kích thước to bằng bàn tay
Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 4

Trong đoạn phim được đăng tải trên Facebook, Jessica đã phải thở hổn hển trong khi lôi chiếc răng ra khỏi lòng sông cạn trơ đáy. Sau khi lau sạch bụi bẩn, bà đã phấn khích dựng đứng nó lên, để lộ ra chiếc răng giống như cá mập với kích thước bằng bàn tay mình.

Theo trang tin tức McClatchy, chiếc răng này có kích thước 14,6 cm và nặng 450 g.

Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 5

Người ta ước tính rằng, khi mở ra hết cỡ, hàm của một con cá mập megalodon sẽ có kích thước khoảng 2,7 m và rộng 3,35 m.

Jessica cho rằng chiếc răng này rất đáng kinh ngạc, và thật khó thể tin được khi giờ đây họ đã có một hóa thạch ba đến năm triệu năm tuổi.

Khu vực bờ biển của Nam Carolina từng là đáy biển, và nơi này được biết đến với một loạt các hóa thạch đại đương cổ đại.

Megalodon là một trong những loài săn mồi đáng sợ nhất của thế giới đại dương, với một nhát cắn mạnh hơn cả của khủng long bạo chúa T-rex.

Chúng có thể theo dõi con mồi trong bóng tối hoàn toàn bằng cách thu nhận những tín hiệu điện yếu ớt nhất, và khi tấn công, bộ hàm của chúng có thể mở rộng tới hơn ba mét.

Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 6
Chiếc răng của một con cá mập megalodon bên cạnh răng của một con cá mập trắng lớn dài gần năm mét.
Một phụ nữ tìm thấy chiếc răng cá mập cổ đại 5 triệu năm tuổi - 7
Một con cá mập megalodon khát máu trên áp-phích của bộ phim kinh dị năm 2018 The Meg (Cá mập siêu bạo chúa).

Một số con megalodon có thể dài tới 18 mét, và chúng là loài cá lớn nhất từng thống trị đại dương, bao gồm cả vùng biển của nước Anh. Năm 2018, một chiếc răng cá mập Megalodon 3 triệu năm từng được tìm thấy ở bờ biển Essex (Anh).

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã tranh luận về lý do tuyệt chủng của loài cá mập này. Một số người tin rằng sự suy giảm nguồn thức ăn và các đại dương lạnh đi đã làm giảm dân số của cá mập cổ đại.

Nhưng gần đây, một giả thuyết được đưa ra bởi Đại học Zurich (Thụy Sĩ) tuyên bố đã giải quyết được bí ẩn này. Nghiên cứu nói rằng, một phần ba các động vật lớn nhất ở đại dương đã bị diệt vong trong Kỷ nguyên Pliocene - khoảng 5,3 triệu năm đến khoảng 9.700 năm trước Công nguyên. Trong giai đoạn này, cá mập cổ đại khổng lồ megalodon có thể là một trong nhiều loại sinh vật bị buộc phải tuyệt chủng.

Trong các tin tức khác, một số người theo thuyết âm mưu tin rằng hiện nay, megalodon vẫn còn ẩn nấp trong các đại dương trên Trái Đất mà chúng ta không nhìn thấy được.

Ngọc Anh 

Theo The Sun