Một phòng thí nghiệm ở Mỹ tạo ra phôi thai gà lai người
(Dân trí) - Một nhóm các nhà nghiên cứu tế bào gốc đã thử nghiệm thành công sự kết hợp dường như không thể giữa tế bào người nhân tạo với phôi của một con gà nhằm cố gắng hiểu rõ hơn về phát triển sự sống.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi làm thế nào một số tế bào nhất định trong phôi đang phát triển được quyết định trở thành cơ bắp hoặc chân tay, trong khi những tế bào khác trở thành xương và dây thần kinh.
Nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ Ali Brivanlou, từ Đại học Rockefeller ở New York, đã đạt được điều không tưởng này trong một thử nghiệm sốc.
Bằng cách ghép các tế bào người được nuôi cấy trên đĩa petri vào phôi của một con gà, các nhà khoa học lần đầu tiên có thể quan sát các tế bào tự tổ chức như thế nào.
Nghiên cứu này được công bố trong tạp chí khoa học Nature, trong đó các nhà khoa học đã tiết lộ các bí ẩn bên trong cái gọi là 'tế bào tổ chức'.
Các tế bào tổ chức chịu trách nhiệm cho sự hình thành phía trên, bên dưới và phía sau của một tế bào và về cơ bản quyết định hình dạng của cơ thể con người.
Các quốc gia như Mỹ cấm sử dụng phôi hơn 14 ngày tuổi trong thí nghiệm, vì đó là khoảng thời gian các tế bào tổ chức bắt đầu hình thành.
Tiến sĩ Brivanlou chia sẻ: “Không ai biết điều gì xảy ra sau khi quả bóng tế bào tự gắn vào tử cung.” Và thử nghiệm đáng ngạc nhiên này giờ đây có thể hứa hẹn sẽ phá vỡ các vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng phôi người trong các thử nghiệm phòng thí nghiệm.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã vượt qua quy tắc này bằng cách phát triển các cấu trúc giống như phôi có nguồn gốc từ tế bào phôi người.
Các tế bào sau đó được ghép vào phôi gà 12 giờ tuổi, tương đương với một con người 14 ngày.
Đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng khi phôi gà phát triển, các tế bào tổ chức đã chỉ định sự hình thành hệ thần kinh của gà đời thứ hai.
Tiến sĩ Martin Blum, một nhà sinh vật học phát triển tại Đại học Hohenheim, Đức, cho biết phát hiện “tốt đẹp” này có thể đặt dầu chấm hết cho việc sử dụng phôi người thực tế trong các phòng thí nghiệm.
Đồng tính với ý kiến trên, các chuyên gia cũng chia sẻ: “Đó là một tiến bộ thực sự. Tại thời điểm này tôi không thể nghĩ ra trường hợp nào cần đến phôi thai người ban đầu để trả lời các câu hỏi cơ bản."
Martin Pera, một nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Phòng thí nghiệm Jackson ở Maine, cũng đánh giá tương tự những phát hiện này mở ra những con đường mới để nghiên cứu những khuyết tật phát triển sớm xảy ra như thế nào. "Có rất nhiều điều mà hệ thống này sẽ dẫn đến."
Theo nhiều cách, nghiên cứu này có thể tương tự sự phát hiện các tế bào tổ chức vào năm 1924, khi một bộ đôi các nhà khoa học Đức cấy tế bào từ một kỳ giông vào phôi của một tế bào khác.
Các nhà nghiên cứu, Hilde Mangold Hans Spemann, đã quan sát các tế bào mới phát triển thành một con kỳ giông dính liền thứ hai.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Brivanlou không đồng ý rằng những phát hiện từ nhóm nghiên cứu của ông có thể thay thế việc sử dụng phôi thực tế của con người trong các thí nghiệm phòng thí nghiệm.
Ông cho biết: “Không có sự thay thế trong việc nghiên cứu phôi thực sự. Mọi thứ khác chúng ta làm là chúng ta cố gắng bắt chước lại một cách quá đơn giản”.
Và bước tiếp theo là xác định chính xác các tế bào tổ chức ảnh hưởng đến hàng xóm của chúng như thế nào, điều này có thể giúp cho các nỗ lực điều khiển tế bào gốc thành các mô và cơ quan cụ thể.
Đào Hiền (Theo Express)