Máy in da 3D di động chữa lành vết thương sâu

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Toronto đã chế tạo được máy in da 3D di động có khả năng lắng đọng các lớp mô da để bao phủ và chữa lành vết thương sâu. Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là thiết bị đầu tiên tái tạo mô trong khoảng hai phút. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Lab on a Chip.

Đối với những bệnh nhân có vết thương da sâu, cả ba lớp da - lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì - có thể bị tổn hại nặng nề. Phương pháp điều trị được ưa chuộng hiện nay được gọi là ghép da tách lớp, trong đó, da hiến tặng khỏe mạnh được ghép trên bề mặt lớp biểu bì và một phần của lớp trung bì.


Từ trái sang phải, Phó Giáo sư Axel Guenther, Navid Hakimi và Richard Cheng đã tạo ra máy in da đầu tiên tạo thành các mô tại chỗ để ứng dụng cho các vết thương.

Từ trái sang phải, Phó Giáo sư Axel Guenther, Navid Hakimi và Richard Cheng đã tạo ra 'máy in da' đầu tiên tạo thành các mô tại chỗ để ứng dụng cho các vết thương.

Kỹ thuật ghép da này được áp dụng trên vết thương rộng đòi hỏi da hiến tặng phải đủ khỏe mạnh để di chuyển qua cả ba lớp da và da hiếm khi được ghép toàn bộ. Do một phần vị trí tổn thương chưa được ghép, dẫn đến vết thương lành không tốt. Dù có nhiều chất thay thế da được biến đổi mô, nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thử nghiệm lâm sàng.

PGS. Axel Guenther, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Hầu hết các máy in sinh học 3D hiện nay đều cồng kềnh, hoạt động với tốc độ thấp, đắt đỏ và không phù hợp cho các ứng dụng lâm sàng". Nhóm nghiên cứu tin rằng máy in da tại chỗ là công nghệ nền tảng để khắc phục những hạn chế này, đồng thời, cải thiện quá trình hàn gắn vết thương trên da. Đây là một bước tiến quan trọng.

Máy in da cầm tay giống như dụng cụ cắt băng keo của bút xóa, ngoại trừ cuộn băng được thay thế bằng một thiết bị nhỏ tạo thành lớp mô. Các sọc dọc của "mực sinh học", được cấu thành từ vật liệu sinh học bao gồm collagen, protein phong phú nhất trong lớp trung bình và fibrin, protein có liên quan đến khả năng chữa lành vết thương, chạy dọc bên trong mỗi lớp mô. Máy in da có triển vọng được điều chỉnh cho từng bệnh nhân và theo đặc điểm của vết thương.

Máy in da 3D cầm tay có kích thước bằng một hộp giày nhỏ và nặng gần 1 kg. Thiết bị này không cần đến giai đoạn rửa và ủ như nhiều máy in sinh học truyền thống. Người sử dụng không cần được đào tạo nhiều cũng có thể dùng nó.

Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ bổ sung thêm tính năng cho máy in, như mở rộng diện tích bao phủ vết thương và phối hợp với nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Sunnybrook để thực hiện nhiều nghiên cứu trên cơ thể. Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai có thể thực hiện các thử nghiệm lâm sàng trên người và cuối cùng sẽ cải tiến hoạt động chăm sóc vết thương do bỏng.

N.T.T-NASATI (Theo Techxplore)