1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

"Máy ảnh" Wifi xuyên tường chụp người trong không gian kín

Các nhà khoa học Đức đã tìm ra cách khai thác lợi thế "xuyên tường" của sóng Wifi để đứng từ ngoài có chụp ảnh 3D các vật thể trong phòng kín.


Với sóng Wifi, các nhà khoa học có thể chụp ảnh 3D các vật thể trên 4 cm trong phòng kín.

Với sóng Wifi, các nhà khoa học có thể chụp ảnh 3D các vật thể trên 4 cm trong phòng kín.

Theo Business Insider, với đặc tính sóng Wifi có thể lan tỏa trong không gian xuyên qua các bức tường vật chất, chúng ta có thể truy cập mạng có modem phát sóng đặt ở một phòng khác.

Hiện các nhà khoa học Đức đã tìm ra cách khai thác lợi thế này của sóng Wifi để đứng từ ngoài có chụp ảnh 3D các vật thể trong phòng kín.

Philipp Holl – một cử nhân ngành vật lý 23 tuổi thuộc Đại học Kỹ thuật Munich giải thích: “Nó căn bản giống như mình quét ngang (scan) một căn phòng bằng sóng Wifi”.

Anh Holl ban đầu chế tạo ra thiết bị trên như một phần trong khóa luận của anh với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, Friedemann Reinhard. Sau đó hai người đã nộp bản nghiên cứu khoa học của họ cho tạp chí Physical Review Letters và được xuất bản vào đầu tháng 5 vừa qua.

Anh Holl cho biết loại kỹ thuật mới này chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng anh tin tưởng về khả năng của nó trong tương lai. “Nếu có một cốc café trên bàn, bạn có thể nhìn thấy một thứ gì đó, nhưng sẽ không thể nhìn thấy hình dạng của chúng. Song bạn có thể nhìn ra hình dạng của một con người, một con chó hay một chiếc ghế sofa. Bất kỳ vật thể nào mà có kích thước trên 4 cm”.

Đây không phải là lần đầu xuất hiện sáng kiến dùng Wifi chụp ảnh song phương pháp của Holl và Reinhard tiến bộ hơn so với các thử nghiệm trước đó là do thiết bị của họ thu nhận nhiều dấu hiệu và toàn diện hơn. Holl giải thích: “Chúng tôi có thể quét ngang toàn bộ căn phòng”.

Đầu tiên, kỹ thuật chụp hình 3D bằng Wifi của Holl sử dụng hai loại ăng-ten: một cái lắp sẵn tại một chỗ và một cái có thể di chuyển được. Chiếc ăng-ten cố định dùng để thu tín hiệu của môi trường nằm trong độ phủ sóng của Wifi, còn chiếc ăng-ten di chuyển được bằng tay sẽ thu tín hiệu của môi trường trong độ phủ sóng Wifi tại nhiều điểm khác nhau.

Holl cho biết: “Những chiếc ăng-ten này không nhất thiết phải lớn. Chúng có thể rất nhỏ, chỉ như ăng-ten trong điện thoại thông minh”.

Thứ hai, cả hai ăng-ten đều không chỉ ghi nhận cường độ của tín hiệu Wifi. Giống với tia laser, cục phát sóng Wifi sẽ phát ra bức xạ sóng điện từ dưới các tần số và pha riêng biệt.

Cuối cùng, các tín hiệu từ hai ăng-ten trên liên tiếp được truyền đến một máy tính, và các phần mềm sẽ xác định sự khác biệt giữa cường độ và pha “không ít thì nhiều” trong thời gian thực.

Theo Holl, ứng dụng công nghệ 3D qua modem Wifi có thể mở rộng ra trong nhiều ngành khác nhau. Cụ thể, công nghệ có thể giúp nhân viên cứu hộ xác định được vị trí nạn nhân dưới đống đổ nát sau một trận động đất hoặc các điệp viên tình báo có thể xách định có người ở trong nhà hay không.

Theo Hồng Hạnh/Báo Tin Tức