Mẫu hổ phách tiết lộ màu sắc sống động của côn trùng 99 triệu năm tuổi

(Dân trí) - Các mẫu hóa thạch lạ thường được gìn giữ trong hổ phách suốt 99 năm đã cho thấy hình ảnh tuyệt vời đầy màu sắc sặc sỡ của các loài côn trùng sống trong thời kỳ khủng long vẫn lang thang trên Trái Đất.

Mẫu hổ phách tiết lộ màu sắc sống động của côn trùng 99 triệu năm tuổi - 1
Hóa thạch 99 triệu năm tuổi của ong cúc cu

Một nghiên cứu mới được công bố trong báo cáo của Hiệp hội Hoàng gia B đã mô tả màu sắc sặc sỡ tuyệt đẹp này của một số loài côn trùng từ giữa Kỷ Phấn trắng, làm sáng tỏ hành vi và hệ sinh thái của côn trùng trong quá khứ địa chất sâu.

Việc một chi tiết cấu trúc đẹp được gìn giữ trong hóa thạch là rất hiếm khi xảy ra, tức là muốn nhận biết màu sắc của hầu hết các loài động vật tiền sử đòi hỏi cần phải có những phân tích sâu rộng, kết hợp với một số thao tác phân tích nghệ thuật. Tuy nhiên, một kho báu gồm 35 mẫu hổ phách ở một hầm mỏ phía bắc Myanmar được khám phá là đã bảo tồn hình thái tinh xảo của các loài côn trùng tồn tại cùng thời kỳ với khủng long.

Tiến sĩ CAI Chenyang, phó giáo sư tại Viện Địa chất và Khảo cổ học Nam Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (NIGPAS) cho biết: "Hổ phách có niên đại từ giữa kỷ Phấn trắng, khoảng 99 triệu năm tuổi, là thời kỳ vàng của loài khủng long. Về cơ bản, nó chính là nhựa từ những cây lá kim cổ thụ phát triển trong môi trường rừng mưa nhiệt đới. Động vật và thực vật bị mắc kẹt trong lớp nhựa dày được bảo tồn, một số có độ chân thật rất lớn, tựa như còn sống.”

Bộ sưu tập “trứng Phục sinh” bằng nhựa đáng kinh ngạc chứa một loạt các loài côn trùng khác nhau, từ ong cúc cu vẫn có màu xanh kim loại, xanh lá cây và vàng mà CAI cho rằng có màu tương tự như ong cúc cu ngày nay, cho đến một loài bọ cánh cứng chìm trong màu xanh và tím. "Chúng tôi đã thấy hàng ngàn hóa thạch hổ phách nhưng việc bảo tồn màu sắc trong các mẫu vật này thật sự phi thường", giáo sư Huang Diying từ NIGPAS cho biết.

Mẫu hổ phách tiết lộ màu sắc sống động của côn trùng 99 triệu năm tuổi - 2
Các loài côn trùng có cấu trúc màu sắc đa dạng trong các hóa thạch Kỷ Phấn trắng từ phía bắc Myanmar

Màu sắc được bảo tồn theo cách này được gọi là màu cấu trúc và bắt nguồn từ các cấu trúc nhỏ trên bề mặt các bước sóng tán xạ bộ xương ngoài của côn trùng để tạo ra màu sắc rực rỡ, óng ánh. Màu cấu trúc là hiện tượng tương tự làm cho lông của chim Cassowary trở nên sáng bóng.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu tại sao màu sắc trong các mẫu vật này được bảo quản tốt như vậy khi các mẫu hổ phách khác thì không. Để tìm hiểu, họ cắt xuyên qua hóa thạch đầy màu sắc của chúng bằng lưỡi dao kim cương (về cơ bản là một con dao có đầu kim cương, rất sắc và rất mát) và so sánh các cấu trúc với các cấu trúc trong các mẫu vật màu nâu đen xỉn bằng kính hiển vi điện tử.

Mẫu hổ phách tiết lộ màu sắc sống động của côn trùng 99 triệu năm tuổi - 3
So sánh giữa màu kim loại ban đầu và thay đổi trong ong cúc cu

Họ phát hiện ra rằng các cấu trúc nano của côn trùng không thay đổi, có nghĩa là chúng vẫn giữ được màu sắc trong khi các mẫu vật xỉn màu bị hư hỏng nặng. Điều này cho thấy các loài côn trùng được bảo tồn hoàn hảo có màu sắc rực rỡ trong kỷ Phấn trắng tương tự như chúng xuất hiện ngày nay.

Biết được điều này, các nhà khoa học có thể sử dụng tín hiệu màu từ côn trùng để có được thông tin về cách thức sinh sống của chúng. Ví dụ, ong cúc cu nhiều màu sắc còn tồn tại sử dụng màu sắc cấu trúc để ngụy trang, vì vậy những mẫu vật cổ xưa này rất có thể cũng có hành vi này. Ngoài ra, cấu trúc bề mặt của côn trùng có thể đóng một vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt, vì vậy cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận có thể xảy ra, nhưng với các mẫu vật được bảo quản hoàn hảo như vậy thì các nhà khoa học này có thể bắt đầu vẽ một bức tranh rõ ràng hơn, nhiều màu sắc hơn về Kỷ Phấn trắng rồi.

Những loại thông tin nào có thể giúp chúng ta tìm hiểu về cuộc sống của côn trùng cổ đại từ màu sắc của chúng? Ong cúc cu còn tồn tại, như tên gọi của chúng, là những ký sinh trùng đẻ trứng vào tổ của các loài ong và ong bắp cày không liên quan.

Màu sắc cấu trúc đã được chứng minh là có khả năng ngụy trang ở côn trùng, và do đó, màu sắc của ong cúc cu Kỷ Phấn trắng có lẽ là minh chứng cho hành vi chuyển đổi màu để tránh bị phát hiện. "Hiện tại chúng tôi cũng không thể loại bỏ khả năng màu sắc còn đóng vai trò khác ngoài việc ngụy trang, chẳng hạn như điều chỉnh nhiệt", tiến sĩ CAI nói.

Hoài Anh

Theo IFL Science

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm