Lớp phủ cấy ghép nha khoa chống nhiễm trùng với ba hướng tấn công

(Dân trí) - Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Basque Country, khoảng 10% các ca cấy ghép nha khoa sẽ chỉ phải được loại bỏ do nhiễm khuẩn hay cấy ghép không tích hợp đúng cách với xương hàm của bệnh nhân.

Để giảm thiểu điều này, nhóm nghiên cứu đã phát triển lớp phủ mới cho răng cấy ghép không chỉ gắn vào xương xung quanh chắc hơn, mà còn có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn theo ba cách.

Lớp phủ cấy ghép nha khoa chống nhiễm trùng với ba hướng tấn công - 1

Răng cấy tiêu chuẩn được tạo thành một ốc vít titan cắm vào ổ răng trống, với một chiếc răng giả bên trên. Nó có thể mất vài tháng để ốc vít tích hợp vào xương, nghĩa là để xương phát triển xung quanh chân cấy, và trong thời gian đó, bệnh nhân có thể không ăn được thức ăn rắn.

Những cố gắng trước đây để cải thiện thời gian phục hồi và làm giảm nguy cơ bị từ chối bao gồm trồng răng trực tiếp vào ổ răng sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân, phát triển lớp phủ nano làm tăng tốc quá trình chữa bệnh, và răng thay thế in 3D bằng một loại nhựa kháng khuẩn gắn liền.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu lên kế hoạch phát triển lớp phủ có thể cải thiện sự tích hợp xương đồng thời giúp ngăn chặn nhiễm trùng, bằng cách ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hoặc loại bỏ nó sau khi nó đã phát triển.

Nhóm đã tạo ra được lớp phủ tạo thuận lợi cho sự phát triển của xương quanh răng cấy và do đó tạo điều kiện định vị với xương. Trong một cố gắng khác, họ tìm cách để biến chất phủ đó thành thuốc diệt khuẩn.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu tổng hợp một dung dịch tiền thân từ silica, sau đó được biến thành gel, sơn lên vít và đốt trong lò để đảm bảo nó phủ bám toàn bề mặt. Lớp gel này hỗ trợ sự tích hợp xương, đồng thời các chất kháng khuẩn được thêm vào để nó có khả năng chống nhiễm trùng.

Nhóm sử dụng silica làm chất tiền thân vì trong nhiều nghiên cứu hợp chất này đã được chứng minh có tính kích dẫn xương. Ngoài ra, để vật liệu có đặc tính kháng khuẩn, họ đã cho vào nhiều chất diệt khuẩn khác nhau.

Một trong những chất đó hoạt động với vai trò chất phòng ngừa, hai chất khác được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn khi bị viêm nhiễm. Chất đầu tiên được tạo ra từ một nguyên liệu có thời gian biến chất rất dài để nó luôn bám vào các ốc vít và có tác dụng lâu nhất có thể để ngăn ngừa vi khuẩn bám vào.

Lớp phủ được thiết kế để tấn công vi khuẩn hoạt động theo cách gần như ngược lại, sử dụng một loại nguyên liệu biến chất nhanh chóng để thích ứng với vi khuẩn, tiết ra chất kháng khuẩn. Và do việc cấy vào hoặc gỡ ra đều rắc rối, một trong hai lớp phủ được thiết kế để sử dụng trong phẫu thuật nha chu, có thể tra các nguyên liệu vào ốc vít mà không cần phải gỡ răng cấy ra.

Mặc dù những chất liệu này vẫn còn đang được thử nghiệm và cần phải nghiên cứu thêm để tối ưu hóa kết quả, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng lớp phủ kháng khuẩn này có thể phát triển được.

N.K.L-NASATI (Theo Newatlas)