Lòng tham và nỗi sợ bị khai thác sẽ cản trở sự hợp tác

(Dân trí) - Mọi người đều có lợi khi hợp tác diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, con người nhiều lúc hành động ngược lại, hầu như bất hợp tác. Tại sao họ lại làm điều đó? Giáo sư tâm lý học xã hội Carsten de Dreu (Hà Lan) nghiên cứu vấn đề này bằng cách sử dụng nhiều phương pháp, từ quét não đến xem xét vai trò của tôn giáo.

Lòng tham và nỗi sợ bị khai thác sẽ cản trở sự hợp tác - 1

Sợ bị khai thác

Từ một việc cụ thể như việc nghiên cứu phát triển một loại thuốc phức tạp để cứu sống người bệnh :cũng có rất nhiều điều mà chỉ có thể đạt được kết quả tốt nếu mọi người làm việc phối hợp với nhau một cách hài hòa. Con người có thể đạt được nhiều kết quả ấn tượng đem lại lợi ích thiết thực cho từng cá nhân. Thế nhưng tại sao đồng nghiệp hoặc những người khác thường làm cho mọi việc trở nên khó khăn cho một số người khác?

Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi De Dreu đã chỉ ra rằng “ lòng tham và nỗi sợ bị khai thác” là những lý do cơ bản nằm ẩn dưới các vấn đề được gọi là tinh thần đồng đội. “Người ta sợ rằng sự đóng góp của họ chủ yếu mang lại lợi ích cho những người không đóng góp gì. Đó là lý do tại sao các thành viên lại dừng việc hợp tác lại và tập trung vào việc tự bảo vệ hơn là hợp tác.”

Các thí nghiệm

De Dreu kiểm tra các cách thức con người sử dụng để tối đa hóa lợi ích cho chính mình và giảm nguy cơ bị khai thác. Ông tiến hành các thí nghiệm mà những người tham gia có thể tập trung vào việc tự bảo vệ hoặc tấn công vào những người khác, hoặc không làm gì cả. Khi bị thúc đẩy bởi lòng tham, mọi người dường như tập trung chủ yếu vào việc tự bảo vệ, và ít hơn, vào việc tấn công người khác. “Sợ bị khai thác xuất hiện như một “má phanh” đối với sự hợp tác, nhưng sẽ khó khăn hơn để dự đoán khi sự tham lam cũng diễn ra.” Nghịch lý là sự đối nghịch giữa các nhóm đối thủ có xu hướng dẫn đến việc các thành viên cùng nhóm làm việc tốt hơn với nhau. "Nó dường như xảy ra gần như tự động, thường xuyên, dù có được xem xét hay không."

Những gì diễn ra trong bộ não của chúng ta?

Khi là giáo sư về tâm lý học tổ chức và việc làm của Đại học Amsterdam Hà Lan, De Dreu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về hợp tác trong các tổ chức. Tại đại học Leiden Hà Lan, ông dự định để tiếp cận vấn đề này ở một mức độ trừu tượng cao hơn. "Chúng ta biết rất nhiều về những gì tạo ra các nhà lãnh đạo tốt nhất. Bây giờ tôi muốn kiểm tra những gì não của chúng ta diễn ra khi chúng ta làm việc cùng nhau. Tôi quan tâm đến điều đó vì hợp tác với nhau dựa trên các hệ thống rất cơ bản mà chúng tôi cũng sử dụng cho các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như nuôi dạy trẻ. “

Oxytocin, hormone âu yếm

Ông dự định sử dụng hình ảnh quét não để nhìn vào các hormones thần kinh nào đóng vai trò trong việc hợp tác, chẳng hạn như oxytocin 'hormone âu yếm ". Hormone oxytocin có được tạo ra nhiều hơn khi mọi người làm việc cùng nhau thành công không? Và bạn có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác bằng cách dùng một liều hormone này? "Cách tiếp cận sinh học thần kinh này chỉ thực sự được sử dụng bởi các nhà tâm lý học trong 5 năm qua, và có rất nhiều câu hỏi nghiên cứu quan trọng cần phải được trả lời."

Ảnh hưởng của tôn giáo và quy định

De Dreu chú ý đến phương pháp tiếp cận đa ngành của mình. Ông cũng quan tâm đến tác động của các yếu tố như tôn giáo và pháp luật vì những yếu tố này có ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi của chúng ta. Ông sẽ làm việc cùng với các nhà khoa học từ các ngành khác: xã hội học, các nhà khoa học chính trị, các chuyên gia pháp lý, các chuyên gia tôn giáo cũng như các nhà sinh học, những người sẽ kiểm tra hành vi của chuột chẳng hạn.

Quét não các nhà quản lý

De Dreu không loại trừ khả năng ông sẽ một lần nữa tiến hành một số nghiên cứu của mình trong các tổ chức. Ông sẽ hoan nghênh bất kỳ một nhà quản lý nào sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu sinh học thần kinh của mình. "Tôi rất hứng thú nếu nhiều nhà quản lý sẵn sàng quét não khi đưa ra quyết định về công ty của họ. Nhưng do các nhà quản lý sẽ phải tham gia vào các cuộc họp, cuộc gặp… khi đưa ra các quyết định, và việc quét não không phải dễ dàng thực hiện được. "

Nhã Khanh (Theo sciencedaily)