Lợn lai khỉ đầu tiên được tạo ra bởi các nhà khoa học Trung Quốc

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu hy vọng sử dụng phương pháp này để giúp phát triển các bộ phận cơ thể người để cấy ghép trong tương lai.

Mặc dù hai con lợn lai khỉ đã chết trong vòng một tuần được sinh ra, nhưng cả hai đều phát hiện có DNA từ con khỉ trong tim, gan, lá lách, phổi và da.

Lợn lai khỉ đầu tiên được tạo ra bởi các nhà khoa học Trung Quốc - 1
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra lợn lai… khỉ.

Chúng được nhân giống từ hơn 4.000 phôi được cấy vào lợn nái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã thực hiện biến đổi gene tế bào khỉ để sản xuất một loại protein huỳnh quang cho phép các nhà nghiên cứu có thể theo dõi các tế bào và các tế bào hậu duệ sau đó. Những tế bào biến đổi này đã được tiêm vào phôi lợn năm ngày sau khi thụ tinh.

Kết quả là các tế bào khỉ chỉ chiếm 1/1.000 và một trong 10.000 tế bào lợn còn lại.

Các nhà khoa học đang đặt mục tiêu lặp lại các thí nghiệm để tạo ra những động vật khỏe mạnh với nồng độ DNA khỉ cao hơn và cuối cùng sinh sản một động vật bằng một cơ quan chỉ chứa DNA khỉ.

Bài viết nghiên cứu cho biết kết quả đã đưa nhóm nghiên cứu vào một bước gần hơn để sản xuất các tế bào và cơ quan chức năng đặc thù của mô trong một mô hình động vật lớn hơn.

Trang Phạm

Theo Independent