Loài sinh vật ác mộng dưới đáy biển

(Dân trí) - Loài sinh vật này có kích cỡ không to hơn ngón tay cái của người nhưng lại là động vật ăn thịt chết người.

Nó giống một chiếc "xe tăng đi bộ" được bọc thép, gai nhọn hoắt với đôi mắt lồi ra, chiếc khiên trên đuôi và đầu giống như một con dao đã tung hoành dọc ngang khắp đáy biển hơn 500 triệu năm trước, chộp lấy con mồi bằng một cặp kìm chết chóc ở miệng được gọi là chelicerae .

Loài sinh vật ác mộng dưới đáy biển - 1
Hình ảnh tái hiện Mollisonia plenovenatrix cho thấy đôi mắt nổi bật của loài động vật này.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hóa thạch được bảo quản tốt đến kinh ngạc của những kẻ săn mồi cỡ ngón tay cái này vào năm 2012, và một nghiên cứu mới gần đây đã mô tả sinh vật này, được xác định là một loài chưa được biết đến trước đây với tên gọi Mollisonia plenovenatrix. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng chục hóa thạch của loài này trong những năm gần đây bao gồm mô mềm còn xót lại của phần miệng, cùng với nhiều chân và mắt bọng.

Kìm miệng, đặc biệt, đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Chelicerae được tìm thấy ở một nhóm động vật đa dạng được gọi là chelicerates; nhóm này bao gồm hơn 115.000 loài còn sống hiện nay, trong số đó có nhện, bọ cạp và cua móng ngựa. Những hóa thạch đã cung cấp bằng chứng lâu đời nhất cho đến nay về những bộ phận phụ của miệng này. Nhưng nghiên cứu cũng cho biết những chiếc kìm mạnh mẽ được phát hiện có thể có nguồn gốc từ một loài cổ xưa hơn mà chúng ta chưa phát hiện ra.

Các nhà khoa học cho hay M. plenovenatrix có cơ thể phân đoạn được phủ bằng các tấm bảo vệ. Khiên chắn rộng, có xương sống bao phủ phần sau và phần đầu của sinh vật, đầu đính cặp mắt to tròn. Sinh vật này có lẽ đã sử dụng ba cặp chân của nó để chạy dọc theo đáy biển.

Loài sinh vật mới được tìm ra này có cơ thể rộng hơn, mềm hơn so với các sinh vật Mollisonia tương tự khác mà các nhà khoa học đã nhận biết được thông qua một phần hóa thạch từ khung xương ngoài của chúng. Tác giả nghiên cứu chính Cédric Aria, một nghiên cứu sinh tại Viện Địa chất và Khoa học Địa chất Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nói rằng chính tên gọi của nó - từ "plena venatrix", có nghĩa là "thợ săn đầy đặn" trong tiếng Latin đã phản ánh rõ đặc điểm cơ thể này.

Không chỉ là loài chelicerae được bảo tồn một cách hoàn hảo, mà sinh vật này còn có các cấu trúc hô hấp mang giống tới ngạc nhiên so với các loài chelicerae hiện đại. Nghiên cứu này cho thấy rằng chelicerae có khả năng xuất hiện đầu tiên ở một loài có trước cả M. plenovenatrix.

Những tảng đá có mắt

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiên về chi Mollisonia hơn 100 năm trước, trong các mỏ đá Burgess Shale ở British Columbia. Jean-Bernard Caron, người phụ trách nghiên cứu về động vật không xương sống tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto cho biết “Nhưng những hóa thạch đó chỉ là những chiếc mai trống rỗng mà các động vật chân đốt đang phát triển đã bỏ lại, vì vậy vẫn còn rất nhiều câu hỏi về giải phẫu của động vật.”

Sau đó, vào năm 2012, các nhà khoa học đã trúng số độc đắc tại một địa điểm khác của Burgess Shale có tên Marble Canyon, nằm cách nơi phát hiện hóa thạch mai đầu tiên khoảng 40km. Trên thực tế, M. plenovenatrix là một trong những hóa thạch đầu tiên được các nhà khoa học tìm thấy và họ phát hiện ra nó vì đôi mắt phình to, quá khổ của loài vật này đang nhìn chằm chằm vào họ.

Caron nói, "Với tư liệu bổ sung, chúng tôi nhận ra vẫn còn nhiều phần hơn, bên cạnh đôi mắt, vẫn còn nguyên vẹn – Còn có cả các chi nữa.”

Loài sinh vật ác mộng dưới đáy biển - 2
Mollisonia plenovenatrix vẫn còn quan sát được ở mặt lưng, cho thấy rõ đôi mắt to, các chi và chelicerae nhỏ (kìm dùng để xé và cắt con mồi) ở phía trước phần đầu của sinh vật.

Trong sáu năm tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã quay trở lại địa điểm và khai quật 49 mẫu vật M. plenovenatrix, hầu hết chúng đều có các mô mềm vẫn còn nguyên vẹn. Các hóa thạch cũng cho thấy hình ảnh các con vật ở các góc khác nhau, cung cấp cái nhìn rất chi tiết về cơ thể của chúng từ nhiều góc độ.

Hóa thạch khung xương ngoài của Mollisonia được tìm thấy trong Burgess Shale có niên đại khoảng 480 triệu năm trước, trong khi hóa thạch ở Marble Canyon có niên đại hơn 500 triệu năm trước. Caron nói, "Vì vậy, chúng tôi đang đẩy lùi nguồn gốc của nhóm này từ 20 triệu xuống 25 triệu năm,"

Mollisonia có lẽ sống ở hoặc gần phần dốc của đáy biển, nơi sinh sống của các sinh vật biển đa dạng, chẳng hạn như bọ ba thùy, giun lông "và các loài động vật có hình dạng giống như kem được gọi là hyoliths – loài cũng có thể nằm trong phả hệ của Mollisonia, tuy nhiên chúng tôi thiếu bằng chứng trực tiếp từ các cơ quan bên trong để có thể kết luận chắc chắn.” (Aria) Caron cũng cho biết thêm “Đổi lại, những kẻ săn mồi chân đốt như Tokummia, họ hàng cổ xưa của rết hiện đại, có thể đã sử dụng những răng kìm khổng lồ của nó để tấn công lại Mollisonia.”

Sự thật là M. plenovenatrix không phải là loài dưới nước kỳ lạ duy nhất xuất hiện ở thời kỳ Cambri (541 triệu đến 485 triệu năm trước). Sự sống trên Trái đất nổ ra trong kỷ Cambri, tạo ra vô số động vật kỳ dị như tôm khổng lồ, miệng có lông; "sâu dương vật" có răng; một ấu trùng chân đốt có đuôi như dao găm; cua "ác mộng đẹp" với đôi mắt bóng đá và một sinh vật giống như phi thuyền Millenium Falcon của "Chiến tranh giữa các vì sao".

Khi nói đến chu kỳ phát triển cơ thể của động vật, sự tiến hóa trong kỷ Cambri đã chứng minh rằng "thực tế thường vượt xa so với tưởng tượng" - đặc biệt đối với Mollisonia, loài sở hữu một sự kết hợp bắt mắt giữa "sự kinh hãi và vẻ đẹp" (Aria)

Aria cũng nói thêm, "Quá khứ chứa đầy sự phức tạp và bất ngờ. Mollisonia đã đến và mang thêm một mảnh ghép quan trọng cho đa dạng sinh học.”

Hoài Anh

Theo Live Science