Loài cá cổ đại hé lộ thông tin về sự tiến hóa của bàn tay con người

(Dân trí) - Sinh vật cổ đại có chiều dài lên tới 1,5 mét, sống trong Kỷ Devon khoảng 380 triệu năm trước ở miền đông Canada ngày nay vừa được phát hiện mang nhiều thông tin quan trọng.

Loài cá cổ đại hé lộ thông tin về sự tiến hóa của bàn tay con người - 1

Chúng ta vẫn chưa biết nhiều về loài cá này, vì cho đến nay các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu những phần nhỏ trong bộ xương của nó.

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ xương hoàn chỉnh của một loài cá cổ có tên Elpistostege watsoni có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tiến hóa của bàn tay con người, đặc biệt là cách loài cá cổ đại biến thành động vật có xương sống bốn chân.

Theo nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature, loài cá cổ đại này có vây chứa xương xuyên tâm được sắp xếp thành một loạt các hàng, trông giống như một tiền thân của ngón tay.

Vây linh hoạt, cho phép nó chịu trọng lượng trên đất liền. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên một bằng chứng tiền thân của ngón tay được tìm thấy ở cá chứ không phải trong số các động vật có xương sống sớm nhất.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra cơ sở liên quan đến sự phát triển của ngón tay lại liên quan đến một loài cá cổ đại", giáo sư John Long, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu nói rằng không rõ liệu cá thỉnh thoảng nổi lên khỏi mặt nước để đi bộ trên đất liền hay không nhưng cấu trúc của vây trước của nó sẽ cho phép nó làm như vậy.

"Bằng cách nhìn vào Elpistostege điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta là con người, đến từ một dòng tiến hóa dài. Mọi bộ phận của cơ thể chúng ta, như ngón tay của chúng ta cũng có một lịch sử tiến hóa lâu dài. Điều này đúng với Homo sapiens nhưng nó cũng đúng với tất cả các sinh vật sống", nhà nghiên cứu sinh vật học Richard Cloutier, đồng tác giả của nghiên cứu nhận định.

Trang Phạm

Theo Sputnik

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm