Lỗ đen khổng lồ xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao

(Dân trí) - Các nhà thiên văn học đã có những quan sát mới nhất về khoảnh khắc một hố đen xé tan một ngôi sao thành những mảnh vụn (hay hiện tượng ASASSN-19bt). Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là “gián đoạn thủy triều”.

Lỗ đen khổng lồ xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao - 1
Trong hình minh họa này, một ngôi sao đi lang thang quá gần lỗ đen (phía trên bên trái) được kéo thành một dải khí dài.

Mỗi lần như vậy, như một bộ phim slasher thiên thể diễn ra trên thiên đàng, khi một lỗ đen siêu lớn xé toạc một ngôi sao và nuốt chửng một phần của nó. Các nhà khoa học đã có quan sát ban đầu về hiện tượng hiếm hoi này.

Suvi Gezari, nhà thiên văn học Đại học Maryland tại College Park cho biết, một sự kiện như vậy, khi một ngôi sao tiến tới gần lỗ đen để bị hút vào và xé toạc, chỉ xảy ra khoảng 100.000 năm một lần trong bất kỳ thiên hà nào. Đây là điều thực sự thú vị.

Những manh mối đầu tiên mà các nhà khoa học nhìn thấy từ ASASSN-19bt được thực hiện bằng các kính viễn vọng robot ( công cụ giúp tìm kiếm các siêu thiên thể trên bầu trời, hoặc các vụ nổ dữ dội đánh dấu cái chết của các ngôi sao lớn ). Sau đó, khi các kính viễn vọng bắt được dấu hiệu từ sự kiện này, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang các thiết bị khác để nhìn rõ hơn.

Khi hiện tượng xảy ra, khu vực đó cũng đang được theo dõi bởi vệ tinh NASA TESS, để tìm kiếm không gian cho các ngoại hành tinh (các hành tinh quay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời). Dữ liệu TESS được chụp cứ sau 30 phút, hé lộ vật chất sao bùng sáng khi nó bắt đầu vây tròn lỗ đen.

“Chúng tôi có thể quan sát chính xác khi nào chúng bắt đầu bùng sáng mạnh hơn,” - Thomas Holoien nhà thiên văn học tại Đài quan sát Carnegie ở Pasadena, Calif. Đó là phát hiện sớm nhất về hiện tượng này.

Năng lượng phát ra từ ASASSN-19bt trong một thiên hà cách Trái đất khoảng 375 triệu năm ánh sáng, gấp khoảng 30 tỷ lần năng lượng mặt trời của chúng ta. Một thiên hà điển hình chứa khoảng một tỷ hoặc 10 tỷ ngôi sao, “vì vậy điều này đã làm khuất phục mọi ngôi sao khác trong thiên hà của nó”, theo ông Hol Holien. Nếu một sự kiện như vậy xảy ra ở dải ngân hà, nó sẽ sáng đến mức có thể nhìn thấy vào ban ngày.

Khi ngôi sao bị hút vào bởi lỗ đen, nó bị kéo ra bởi lực hấp dẫn dữ dội của lỗ đen cho đến khi ngôi sao bị kéo dài thành một dải khí. Một số mảnh vụn của ngôi sao đã được đưa trở lại trong không gian. Phần còn lại vòng quanh lỗ đen, đâm vào chính nó và tạo thành một vòng xoắn ốc phát sáng, khí nóng gọi là “đĩa bồi”.

Phương Huyền

Theo Science News

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm